Tương lai của Digital Marketing và tác động của COVID-19 là gì?

06 Thg 08

Đây là lúc mà Digital Marketing cần phải thay đổi để hướng lên phía trước chứ không phải nhìn lại hành trình đã qua. Bài viết dưới đây chia sẻ từ chính những nghiên cứu thực tế của tác giả và tầm nhìn tương lai của ông về Digital Marketing thông qua sự kiện ảo Discover Martech.

Tại sự kiện ảo Discover Martech, có rất nhiều ý kiến được đưa ra về tương lai của ngành Marketing. Dù ngay tại thời điểm này, các marketers đã khó có thể thực hiện được các chiến lược một cách bình thường do những tác động từ đại dịch COVID-19. Nhưng điều đó không có nghĩa là Marketing bị chậm lại. Có cảm giác như lĩnh vực này đã phát triển lên tầm cao mới được một thời gian rồi. Và giờ đây, người ta đang tò mò rằng tương lai của nó sẽ ra sao. Đặc biệt là khi COVID-19 đã làm thay đổi nghiêm trọng mọi mặt của cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, MarketingAI sẽ chia sẻ quan điểm của tác giả Mark Bornstein, Phó Chủ tịch Marketing tại ON24 về quan điểm: COVID-19 sẽ thay đổi tương lai của Digital Marketing ra sao? Cùng đón đọc nhé!

"Bình thường mới" hiện tại của chúng ta trông như thế nào?

Có lẽ những điều dưới đây sẽ đúng với hầu hết các doanh nghiệp trong trạng thái "bình thường mới" hiện nay:

  • Các sự kiện trực tiếp (thường chiếm một phần đáng kể trong ngân sách marketing của hầu hết các thương hiệu) đã dần bị hủy đi, như là một cách để kích cầu người tiêu dùng.
  • Ngân sách marketing rất dễ bị tổn hại và chính vì thế mà nó thường là chi phí đầu tiên bị các doanh nghiệp cắt giảm
  • Các nhân viên bán hàng thì không thể rời khỏi chiếc điện thoại của họ
  • Các triển vọng đang dần phát triển để được điều chỉnh sao cho hợp lý

Bornstein chỉ ra rằng, giờ đây các marketers thậm chí phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong việc thúc đẩy hành trình mua hàng khi mà tài nguyên dùng cho việc đó đang bị hạn chế nhiều hơn.

Nhưng chúng ta đều biết rằng, trong nguy sẽ luôn có cơ. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay, khi người người nhà nhà đều bị yêu cầu tự cách ly tại nhà nhằm đảm bảo an toàn, Bornstein cho biết mọi người sẽ càng vận dụng tính sáng tạo và kết nối với nhau mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

(Nguồn: Media Waypoint)

Và bởi vì mọi người đang tìm cách phát triển mạnh hơn trong một thế giới gần như hoàn toàn trực tuyến, nên những kỳ vọng của họ đối với trải nghiệm số hóa của thương hiệu cũng đã dần thay đổi. Nó không còn chỉ đơn giản là những cú nhấp chuột, những lượt tải về hay tạo ấn tượng nữa, nó là sự TƯƠNG TÁC. Hay còn gọi là Marketing Experience (Marketing trải nghiệm).

Marketing trải nghiệm là gì?

Cho dù bạn tiếp cận khách hàng thông qua kênh nào, website, webinar, content hubs, landing pages hay các không gian ảo - thì tất cả những thứ đó đều liên quan đến trải nghiệm và cách bạn chủ động thu hút khách hàng.

Điều đó nghĩa là gì? Bornstein giải thích rằng MKT trải nghiệm sẽ phải:

  • Hoàn toàn liên quan đến thương hiệu
  • Có tính tương tác cao
  • Đa phương tiện (Multimedia)
  • Cảm ứng đa chạm trên các điểm kết nối (Multitouch)
  • Liên quan đến yếu tố Con người (Human) - đích thực là con người

(Nguồn: Fabrik Brands)

Sẽ không còn phải triển khai trên nhiều kênh tiếp thị nhiều nữa, các thương hiệu sẽ dần chuyển sang một giai đoạn khác. Khi mà khách hàng sẽ được tận hưởng rất nhiều nội dung số hóa (digital content) hơn trong một trải nghiệm duy nhất. Ở đó, họ sẽ được chọn những gì họ muốn và con đường họ muốn đi.

Bornstein đưa ra một vài ví dụ về việc bạn sẽ hình thành các trải nghiệm đó như thế nào..

Webinar: hành trình từ một bài diễn thuyết một chiều đến một chương trình tương tác

Hãy thử nghĩ về một chương trình trò chuyện đêm khuya, khi bạn được nghỉ ngơi, trò chuyện, ăn bánh và uống cà phê cùng với Host của chương trình đi. Thật tuyệt vời nếu webinar mang đến cho bạn một trải nghiệm như vậy phải không? Trên thực tế, các buổi webinar truyền thống chỉ đơn giản là “trình bày một khái niệm nào đó”, và kết thúc bằng việc giới thiệu tới khán giả một giải pháp hay ứng dụng đến từ nhà cung cấp. Nhưng giai đoạn phát triển tiếp theo của các chuỗi webinar là các chương trình được thiết kế để thu hút và khuyến khích sự tương tác đến từ khán giả, khiến cho khán giả cảm thấy muốn đăng ký và chọn tham gia để nhận được những tin tức và ưu đãi thường xuyên đến từ doanh nghiệp.

Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã áp dụng hướng đi này cho các chương trình của thương hiệu - trên cả nền tảng podcast và video. Và hiệu quả mà chúng đem lại tốt hơn rất nhiều so với các chuỗi webinar truyền thống. Có một vài ví dụ mà bạn có thể tham khảo như: chuỗi chương trình Brandwagon của Wistia, The Weekly Wrap with Robert Rose trên Content Marketing Institute hay 3 Clip with Jay Acunzo trên Marketing ShowRunners. Dù tại thời điểm này, không có chương trình nào trong số này đạt được sự tương tác cao, nhưng nó cũng đang cho thấy được một phương pháp tiếp cận khán giả mới và có hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin tới mọi người. Tôi hy vọng chúng ta sẽ thấy các chương trình như thế này đến từ các thương hiệu nhiều hơn, như một cách để bắt đầu chiến lược gia tăng tương tác với khán giả của họ.

Chuỗi webinar Brandwagon của Wistia (Nguồn: Branwagon)

Số hóa các sự kiện thông thường

Các sự kiện số (digital events) đã dần trở nên nhàm chán - dù nó vẫn đang còn khá tràn lan trên thị trường. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện chúng trong khả năng của mình. Trong bối cảnh các thương hiệu buộc phải hủy bỏ các sự kiện offline do họ tổ chức hoặc tham gia, thì một cơ hội mới sẽ được mở ra cho các sự kiện số, hấp dẫn hơn và tương tác cũng không kém. Discover Martech là một ví dụ tuyệt vời.

Bornstein cũng đã chia sẻ về các phương pháp mà các thương hiệu có thể tận dụng để khiến cho các sự kiện số này trở nên đa chiều hơn, với việc kết hợp thêm những phần như greeter video (video chào mừng), keynotes, khoảng thời gian nghỉ giữa giờ, thảo luận, giao lưu và chơi trò chơi, hỏi đáp mở, hay thậm chí là mở ra cuộc thi và trao quà. Cũng ở trên Diginomica.com, CEO Jon Reed đã chia sẻ rất nhiều về các sự kiện ảo (virtual events), webinars và hướng thay đổi của các xu hướng đó.

Đổi mới một vài yếu tố trong digital events sẽ khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn (Nguồn: Alphagamma)

Các trải nghiệm về curated content

Mọi người hay nói về việc mô hình Netflix giúp tạo ra trải nghiệm nội dung cá nhân hóa hơn. Bản thân tôi cũng thích Netflix, nhưng có một sự thật là nó không hoàn hảo (đặc biệt là khi con trai bạn vào tài khoản của bạn). Bornstein nói rằng rồi chúng ta sẽ được chứng kiến các phiên bản mini của Netflix sớm thôi. Nó sẽ có có quy mô nhỏ hơn, cá nhân hóa hơn và nhắm mục tiêu tới những đối tượng cụ thể hơn.

(Nguồn: Netflix)

Các ứng dụng như vậy thường được gọi là content hubs, nơi chứa những dạng nội dung liên quan bên cạnh nội dung chính nổi bật nhất. Quá trình khám phá thu thập thông tin liên quan về chủ đề chính đó phải dựa vào nhu cầu từ chính khách hàng, và không được quên đính kèm các CTA để khuyến khích khách hàng truy cập vào nơi họ muốn đến.

Trải nghiệm cá nhân

Nếu như bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho các Nurture emails (loạt email nhắm tới 1 đối tượng cụ thể dựa trên lượng data sẵn có, nhằm nuôi dưỡng khách hàng) thì việc chuyển hướng sang các landing page được cá nhân hóa sẽ là một lựa chọn không tồi. Đây không chỉ đơn giản là các landing page đã quá phổ biến trên thị trường, với những đặc điểm tiêu biểu của doanh nghiệp và các CTA chèn vào. Mà nó là các landing page đã được cá nhân hóa hơn, chứa nhiều dạng nội dung liên quan như curated content, relevant content,… và tập trung vào một ngành, case study và đối tượng hướng đến cụ thể. Mọi tương tác bạn đều có thể theo dõi và việc đính kèm CTA sẽ giúp khách hàng có thể truy cập vào nơi họ muốn đến tiếp theo hơn.

(Nguồn: Internet)

Bài học từ câu ngạn ngữ châu Phi: “It takes a village”

Phải mất một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ (it takes a village to raise a child) là một câu tục ngữ châu Phi, có nghĩa là toàn bộ người dân trong một cộng đồng phải tương tác với trẻ nhỏ để những đứa trẻ đó trải nghiệm và phát triển trong một môi trường an toàn và lành mạnh.

Bạn có thể rút ra bài học từ câu ngạn ngữ đó và chuyển nó thành kinh nghiệm cho ngành Marketing hiện nay, tức là: "Phải tạo ra một trải nghiệm nội dung đa điểm chạm để chuyển đổi ra một khách hàng." (it takes a multitouch content experience to convert a customer)

(Nguồn: marketing land)

Bornstein nói rằng, các chỉ số SirusDecutions đã chỉ ra rằng phải mất từ ​​11-17 tương tác để các thương hiệu có thể “convert” ra một khách hàng. Tất nhiên, bạn có thể chọn việc tạo ra 11-17 điểm tiếp xúc riêng biệt và chờ cho đến khi chuyển đổi đó xảy ra, nhưng Bornstein nói rằng tốt nhất bạn không nên làm thế. Thay vào đó, hãy xây dựng một trải nghiệm dẫn khách hàng đến một tương tác đến tiếp theo và cứ thế. Ông cũng nói rằng mục tiêu của mỗi trải nghiệm là làm mọi thứ - từ tương tác, trò chuyện đến tải về,... Và điều đó nghe có vẻ tốt hơn nhiều so với những gì các marketers đang làm hiện nay.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Diginomica

>> Có thể bạn quan tâm: Thương mại điện tử trong thời COVID-19 – Miếng bánh hấp dẫn được chia phần cho những kẻ thức thời

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.