Unilever loại bỏ từ “normal” để tạo nên một định nghĩa toàn diện hơn về vẻ đẹp

07 Thg 04

Unilever sẽ ngừng sử dụng từ "normal" (hay “bình thường”) trong quảng cáo và bao bì của các thương hiệu chăm sóc cá nhân và làm đẹp của mình. Công ty cũng cho biết họ sẽ chấm dứt các nội dung quảng cáo thay đổi hình dạng cơ thể, kích thước, tỷ lệ và màu da của các người mẫu, đồng thời tăng số lượng quảng cáo với sự góp mặt của những người đến từ các nhóm ít được đại diện. Vậy lý do đằng sau sự thay đổi này là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Trong một cuộc khảo sát mới với sự tham gia của 10.000 người đến từ 9 quốc gia, bao gồm: Mỹ, Brazil, Anh, Nigeria, Nam Phi, Ả Rập Xê-út, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc, 70% người được khảo sát nói rằng từ ‘bình thường’ trên bao bì sản phẩm làm đẹp có ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Con số này tăng lên 80% với những người trong độ tuổi từ 18 đến 35.

Nghiên cứu thậm chí còn xem xét sâu hơn trải nghiệm của người dùng về ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân:

  • Hơn một nửa số người (56%) được khảo sát nói rằng ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân làm cho họ thấy bị “loại trừ”.
  • 74% mọi người muốn ngành công nghiệp làm đẹp và chăm sóc cá nhân phản ánh một định nghĩa rộng hơn về vẻ đẹp.
  • 60% người cho biết việc sử dụng từ “bình thường” để mô tả tóc hoặc da khiến họ cảm thấy khó hiểu.
  • Hơn 74% cho biết họ muốn thấy ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân tập trung nhiều hơn vào việc làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn thay vì chỉ trông đẹp hơn.
  • Những người tham gia khảo sát cũng cho biết rằng họ muốn thấy nhiều đối tượng hơn như: cộng đồng LGBTIA+, những người từ các sắc tộc, nhóm tuổi khác nhau,... được phản ánh bởi các thương hiệu làm đẹp và chăm sóc cá nhân.
Unilever đang nỗ lực loại bỏ từ normal trong bao bì và quảng cáo. Ảnh: Thelogicalindian

Một định nghĩa toàn diện hơn về vẻ đẹp

Sunny Jain, chủ tịch Unilever Beauty & Personal Care, cho biết: “Với một tỷ người sử dụng các sản phẩm làm đẹp & chăm sóc cá nhân của chúng tôi mỗi ngày, con số này thậm chí còn nhiều hơn nữa khi người dùng xem quảng cáo, vì vậy các nhãn hiệu của chúng tôi luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt thực sự cho cuộc sống của họ. Chúng tôi biết rằng, việc loại bỏ ''bình thường'' khỏi các sản phẩm và bao bì hiện có sẽ không khắc phục được vấn đề hoàn toàn, nhưng đó sẽ là một bước tiến quan trọng.”

Từ sản phẩm chăm sóc da đến xà phòng, dầu gội đầu và nhiều sản phẩm khác, các thương hiệu làm đẹp và chăm sóc cá nhân của Unilever đang dần loại bỏ từ “bình thường” khỏi bao bì và hoạt động tiếp thị của họ trên toàn thế giới. Ngoài ra, Unilever còn cam kết tăng cường hợp tác với các nhóm ít được đại diện trong các quảng cáo làm đẹp và chăm sóc sức khỏe họ.

Đó là một trong số những cam kết mà Unilever thực hiện như một phần của chiến lược và tầm nhìn mới về Positive Beauty (tạm dịch: Vẻ đẹp Tích cực) nhằm thúc đẩy một kỷ nguyên mới về vẻ đẹp toàn diện, công bằng và bền vững.

Bằng việc ứng dụng công nghệ và những cải tiến đẳng cấp thế giới của mình, chiến lược Positive Beauty của Unilever sẽ định hình lại cách thiết kế và công thức các sản phẩm để đảm bảo chúng mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả con người và hành tinh.

Trong những tháng gần đây, Unilever đã phải đối mặt với sự cân nhắc về vai trò của mình để hướng tới một tầm nhìn toàn diện hơn về vẻ đẹp. Mùa hè năm ngoái, trong bối cảnh diễn ra hàng loạt cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc trên toàn thế giới, gã khổng lồ Unilever đã quyết định loại bỏ các từ "fair/fairness", "white/whitening" và "light/lightening" khỏi các sản phẩm của mình. Động thái này bao gồm việc đổi tên dòng làm sáng da “Fair & Lovely”, chủ yếu phổ biến ở châu Á thành “Glow & Lovely”.

Unilever đổi tên dòng sản phẩm làm trắng da từ Fair&Lovely sang Glow&Lovely. Ảnh: Unilever

Một ví dụ khác về việc Unilever đã trải qua một sự điều chỉnh mạnh mẽ sau nhiều năm hoạt động như một trong những mô hình tiếp thị có mục đích thông qua các thương hiệu như Dove và nền tảng Real Beauty của họ. Gần đây, các CPG trên toàn cầu phải đối mặt với áp lực về việc tìm nguồn cung ứng các nguyên liệu như dầu cọ, vốn liên quan đến tình trạng lạm dụng lao động nghiêm trọng ở các nước như Malaysia và Thái Lan. Một cuộc điều tra của Associated Press tiết lộ, Unilever là "một trong những doanh nghiệp thu mua dầu cọ lớn nhất cho hàng tiêu dùng."

Vào tháng 1, Unilever đã công bố một kế hoạch trên phạm vi rộng nhằm chống lại hai vấn đề mà công ty coi là mối đe dọa hiện hữu lớn nhất đối với xã hội: biến đổi khí hậubất bình đẳng xã hội. Một phần của chiến lược là làm nổi bật các nhóm ít được đại diện hơn trong quảng cáo của mình, cả trước và sau khi kết thúc sản xuất. Chiến lược Positive Beauty được kỳ vọng sẽ giải quyết được những vấn đề này thông qua việc tăng cường thực hiện các chương trình "challenge the status quo" (tạm dịch: phá vỡ định kiến), đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác như nước rửa tay và vệ sinh răng miệng.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo Marketingdive

>> Có thể bạn quan tâm: Twitter thử nghiệm tính năng hoàn tác và hiển thị hình ảnh đầy đủ
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.