Vai trò của thương hiệu trong hoạt động của doanh nghiệp

07 Thg 05

Branding đang là thuật ngữ hiện nay được các thương hiệu lấy ra làm trọng tâm phát triển cũng như đưa tên tuổi của mình đối trọng lại với các đối thủ cùng ngành. Trong thời gian vừa qua thì rất nhiều Scandal cho thấy chỉ cần một chút bất cẩn là thương hiệu sẽ "tụt dốc không phanh". Chính vì thế vai trò của thương hiệu giữ một phần vô cùng lớn trong các hoạt động Marketing, hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem những điều đó là gì? Vai trò của thương hiệu tại Việt Nam có đang được coi trọng? Đầu những năm 2000, nhiều người Việt đã rời khỏi các công ty nước ngoài để tự thành lập công ty riêng và những doanh nghiệp này đã mang đến luồng gió mới về quảng cáo sáng tạo trên truyền thông giai đoạn này. Thế nhưng, chính bởi tư tưởng văn hóa kinh doanh tiểu thương, hay những người đi lên từ văn hóa "bần nông" đã tạo ra tư tưởng không coi trọng xây dựng thương hiệu cũng như dịch vụ. Chính từ đó, các công ty Việt Nam dù cố gắng nhưng không thể vươn mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ nhất từ biển quảng cáo tấm lớn chẳng có liên hệ gì với danh thiếp công ty. Và câu slogan có thể phù hợp với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào hay thậm chí cả thương hiệu ở phân khúc kinh doanh khác. Chính những sự sơ sài đó đã dẫn đến tình hình hiện tại rất nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam và ngay lập tức lấn át những thương hiệu nội địa. Ngày nay, hầu hết những người làm Marketing Việt Nam đều hiểu rõ vai trò cạnh tranh của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh. Và ngày càng nhiều người nắm được những vấn đề chiến lược đóng vai trò nền tảng của một thương hiệu mạnh. Mùa hè năm 2013, có một chuyên gia nhận được lời mời từ Tổng cục Du lịch Việt Nam tham gia thuyết trình về vấn đề chiến lược thương hiệu tại hội thảo về phát triển tầm nhìn du lịch quốc gia trong 10 năm tiếp theo. Khi đại diện của các tổ chức và doanh nghiệp du lịch trên khắp cả nước luân phiên đứng ở vị trí diễn giả, họ đều nhắc nhiều đến các khái niệm xây dựng thương hiệu chiến lược. Những diễn giả này hoàn toàn không phải chuyên gia về thương hiệu, mà là giám đốc điều hành và giám đốc marketing, những người đã có nhiều trải nghiệm với các đối thủ cạnh tranh du lịch từ khắp thế giới và dần dần học hỏi kiến thức xây dựng thương hiệu chiến lược cần thiết để cạnh tranh trên thị trường. Sự quan trọng trong việc bảo vệ thương hiệu từ các công ty nước ngoài đó đã cho thấy 1 thực trạng là các công ty Việt Nam không hề coi trọng về vấn đề xây dựng thương hiệu. Mặc dù hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang coi trọng vai trò của thương hiệu thế nhưng như vậy là chưa đủ. Hãy tìm hiểu những điều dưới đây để mong rằng nó là hồi chuông cảnh tỉnh để các Marketer và những nhà  quản trị có thể ý thức được rằng vai trò thương hiệu đang đóng 1 phần rất lớn trong các hoạt động Marketing. Vai trò của thương hiệu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp Tạo sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm của thương hiệu Vai trò thương hiệu hiện nay giữ một vị thế rất lớn khi mà yếu tố này chi phối đến tâm lý mua hàng của đại bộ phận khách hàng. Người mua thường nghiêng về các thương hiệu mà họ biết và tin tưởng. Các thương hiệu chính hãng và được biết đến rộng rãi được xem là ít rủi ro hơn khi khách hàng chọn mua. Do đó, khách hàng tin rằng các sản phẩm từ các thương hiệu được tiếp thị mạnh mẽ sẽ luôn có chất lượng tốt hơn. (Nguồn: Unbabel) Tạo ra được doanh thu và thị phần tăng Khi một công ty tiếp thị rộng rãi hoặc xây dựng thương hiệu, doanh thu và thị phần của nó tăng lên. Điều này có nghĩa là công ty có thể trở nên mạnh hơn trước đây. Họ có thể sử dụng sức mạnh của mình để tham gia vào các thị trường mới ngoài lãnh thổ quốc gia, hợp tác thương hiệu và có được các cơ hội phân phối mới. Thêm vào đó, với những thương hiệu hoạt động mạnh và làm tốt mảng Branding thì chắc chắn doanh thu sẽ tăng theo từ đó có thể đánh chiếm thị phần từ các đối thủ cùng ngành, tạo ra vị thế rất lớn. Giúp công ty dễ dàng vượt bão "khủng hoảng" hơn Có thể thấy thương hiệu cũng đóng một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết những khủng hoảng truyền thông bất chợt. Hãy nhìn vào ví dụ cụ thể nhất là Toyota, một thương hiệu ô tô có chất lượng tốt đến từ Nhật Bản. Họ đã có một số vấn đề về chất lượng sản phẩm chính hãng trong năm 2009, điều này tạo ra một cơn ác mộng cho hãng và khiến họ rơi vào khủng hoảng lớn. Tuy nhiên, công ty đã dành nhiều năm để truyền tải hình ảnh về chất lượng của họ, điều này đã giúp thương hiệu này giảm thiểu đi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới thương hiệu và thiết lập lại niềm tin vào các sản phẩm của họ. Lý do đơn giản nhất là hãng đã tạo dựng khá tốt hình ảnh về một thương hiệu có chất lượng gần như tuyệt hảo cho nên chính vì việc đẩy mạnh vai trò thương hiệu qua nhiều năm khiến hãng xử lý khủng hoảng khá dễ dàng. Nhiều thương hiệu đã vì không chú trọng điều này nên bị lún sâu khi khủng hoảng nổ ra,  điển hình như vụ Aroma Resort  tạo ra một cú "phốt" lớn nhất nửa đầu năm 2019. (Nguồn: Firebrand Talent) Tạo động lực cho nhân viên, thu hút nhân lực Khi thương hiệu của bạn nổi tiếng, mọi người sẽ muốn đầu quân làm việc cho bạn. Điều này thu hút cho công ty của bạn những tài năng hàng đầu và cung cấp cho bạn những nhân viên có trình độ và kỹ năng nhất. Khi bạn có những người giỏi nhất cho công việc, mức năng suất của công ty bạn cũng sẽ tăng theo. Cùng với đó, khi xây dựng được uy tín và làm rất tốt mảng thương hiệu thì những nhân lực của bạn cũng chất lượng theo. Từ đó, công ty của bạn sẽ có được nguồn nhân lực mạnh, nhân viên có năng suất cao hơn khi công ty có độ uy tín cao. Giá cả sản phẩm đặt ở mức cao Đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến vai trò thương hiệu đóng 1 phần lớn trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Khách hàng có xu hướng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm của một thương hiệu được thiết lập tốt so với một mặt hàng tương tự từ một thương hiệu không nổi tiếng. Với việc xây dựng tốt về danh tiếng cho công ty thì bạn hoàn toàn có thể đặt mức giá cả cao so với các đối thủ cùng phân khúc. Trong 4P thì giá cả đóng vai trò quan trọng, và khi bạn có danh tiếng thì chẳng tội gì mà bạn không đặt mức giá cao hơn, từ đó lợi nhuận của bạn có thể gia tăng theo. (Nguồn: Upwork) Tăng cường sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp Khi bạn là một công ty lớn và là khách hàng lớn nhất của các nhà cung cấp, họ sẽ không bao giờ muốn mất bạn. Bạn có thể sử dụng sức mạnh này để khẳng định rằng các sản phẩm chất lượng đúng thời hạn và mặc cả về giá cả. Thường thì họ sẽ giảm giá thành chỉ để tiếp tục làm việc với công ty của bạn. Đây cũng là một điều rất có lợi khi mà bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí đầu vào và dùng tiền đó để đầu tư vào các mảng khác. Chính vì thế hãy chú ý vai trò của thương hiệu để tạo ra được giá trị trong mắt các đối tác cung cấp. Gia tăng kênh phân phối Một trong những điều khiến vai trò của thương hiệu được đẩy lên cao là nếu xây dựng được một thương hiệu mạnh thì kênh phân phối đối với công ty sẽ tăng lên mà chẳng mất 1 ít công sức nào. Mọi người đều muốn làm việc với một thương hiệu nơi nhu cầu của khách hàng và lợi tức đầu tư cao. Nếu như thương hiệu của bạn được đánh giá là "thân thiện" với khách hàng, cùng với đó là cái tên đủ hấp dẫn để khách hàng đến mua thì chắc chắn những nhà phân phối sẽ đồng ý để làm đại lý. Cho nên thương hiệu đủ mạnh sẽ hấp dẫn và đáng tin cậy hơn những thương hiệu không có tên tuổi trong việc thiết lập kênh phân phối trong Marketing, nhất là trong ngành FMCG. (Nguồn: ScrapeHero) Thu hút đầu tư vào công ty Các nhà đầu tư luôn theo đuổi các thương hiệu đủ mạnh để truyền cảm hứng cho đối tượng mục tiêu của họ và thương hiệu đủ danh tiếng để có thể đáp ứng được lòng tin của những nhà đầu tư. Một nhà đầu tư sẽ không bao giờ muốn đầu tư vào một thương hiệu yếu mà chỉ cho thấy rủi ro tiềm ẩn. Chính vì thế với trường hợp này thì thương hiệu sẽ là điều kiện cần và đủ để thu hút những nhà đầu tư tập trung vào rót tiền cho công ty của bạn, từ đó bạn có vốn để có thể thực hiện nhiều dự án thu về doanh thu cao cho thương hiệu của mình. Kết luận Có thể thấy những điều nói ở trên chứng minh rằng yếu tố thương hiệu giờ đây trở thành "kim chỉ nam" để các công ty có thể dễ dàng tiếp cận với công chúng. Khi bạn đầu tư vào các nỗ lực xây dựng thương hiệu của công ty, cơ hội phát triển là vô hạn. Khi bạn đầu tư vào các nỗ lực xây dựng thương hiệu của công ty, cơ hội phát triển là vô hạn. Khía cạnh quan trọng nhất cần ghi nhớ là cách bạn sẽ thực hiện chiến lược thương hiệu của mình để có thể tác động được mạnh nhất.  Thắng Nguyễn - MarketingAI
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.