Văn hóa mang thương hiệu VCCorp

23 Thg 06

10 năm một chặng đường không hề ngắn ngủi với một ai đó cá biệt, cũng đủ dài để một công ty trưởng thành và khẳng định tên tuổi. VCCorp là một công ty đã trải qua chặng đường dài đó! Biết bao cột mốc quan trọng đã diễn ra, biết bao cái đích đã cán mốc, để hình thành một chỗ đứng trên thị trường với rất nhiều những sản phẩm nổi bật dành cho người dùng Internet Việt Nam… Vậy điều gì đằng sau những ánh hào quang đó, điều gì để những con người ấy gắn bó thành một tập thể đoàn kết, cùng chung sức, đồng lòng tạo ra những sản phẩm phục vụ cộng đồng?  Đó là những nét văn hóa đã mang cốt cách và tâm hồn người VC, cái mà mỗi Vcers nhìn vào cũng trầm ngâm, suy tư đôi chút, tại sao mỗi người lại gắn bó và yêu VC đến thế!

1.Văn hóa sáng tạo

Sự sáng tạo ở VC thể hiện một cách mạnh mẽ trong việc không ngừng đưa ra các sản phẩm đón đầu nhu cầu của thị trường và phát triển các sản phẩm để mang lại những tính năng độc đáo, khác biệt cho người dùng. Để có được những thành công ấy, trong mỗi công việc tại mỗi dự án, mỗi phòng ban, văn hóa sáng tạo luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi VCer có thể thoải mái đưa ra những sáng kiến, những cách thức để cải tiến các khâu làm việc, những ý tưởng mới mẻ trong công việc…

2. Văn hóa chủ động

Đi đôi với văn hóa sáng tạo thì không thể thiếu văn hoá chủ động trong mỗi hoạt động của VC. Chủ động làm việc, chủ động sáng tạo, chủ động quyết định và cả chủ động đòi hỏi… Nếu không phải là người chủ động mà chỉ làm việc theo cách thức cấp trên bảo gì làm nấy thì bạn sẽ thấy nơi đây hơi ngột ngạt… Vì mỗi một sản phẩm ở VC là sự sáng tạo không ngừng của mỗi cá nhân và tập thể, nên thiếu đi sự chủ động, bạn làm sao có thể có được những sáng tạo từ những khuôn mẫu rập khuôn, bảo gì làm nấy?

3.Văn hóa tiết kiệm

Cùng song hành với chủ động, sáng tạo. Tiết kiệm là một tiêu chí cho bất cứ công việc, dự án nào tại VC. Tiết kiệm nghĩa là chỉ làm những việc cần làm, chỉ chi mạnh những thứ cần đáng chi, không chi tiêu cho việc lãng phí. Văn hóa này được hình thành từ việc công ty từ gian khó đi lên, sau đó phát hiện ra rằng chính những bộ phận nào tiết kiệm nhất lại là bộ phận thông minh nhất. Nghĩa là, người tiết kiệm nhất là người biết làm với cả chi phí về tiền bạc, thời gian, công sức bỏ ra,…một cách hiệu quả nhất. Do đó, bộ phận nào biết cách tiết kiệm sẽ phát triển vững mạnh, bộ phận nào không tiết kiệm thì bộ phận ấy không thể tồn tại được. Tiết kiệm chỉ đơn giản là làm việc hiệu quả. Vì thế, không tiết kiệm tức là làm cho mình ngày càng trở nên kếm thông minh, mà kém thông minh thì cạnh tranh sẽ thua, sẽ ỉ lại. Vì thế, tiết kiệm sẽ phát huy tính sáng tạo. Hơn nữa, tiết kiệm còn có nghĩa không phải là chi ít, mà là chỉ chi cho những cái đem lại hiệu quả, sẵn sàng chi nhiều cho những cái mang lại hiệu quả, chứ không chi ít cho nhiều thứ mà không mang lại hiệu quả, Vì thế, với nét văn hóa này, đây vừa là thách thức và vừa là tiêu chí để mỗi bộ phận, mỗi VCer phấn đấu trong phần việc của mình được giao, luôn tìm mọi cách để làm ra được hiệu quả tốt nhất.

4. Văn hóa ứng trước lòng tin

Ứng trươc lòng tin có thể làd một khái niệmh hơi lạ với những môi trường làm việc khác, nhưng ở VC, đó là một điều rất phổ biến. Ở VC, mỗi người dù chưa có co ưhội để thể hiện hết năng lực của mình, dù là nhân viên mới bắt đầu làm việc, cũng đều được ứng trước lòng tin và được các sếp giao quyền tối đa để có cơ hội thuận lợi, chủ động nhất trong  công việc. Có thể nói, không ở đâu nhân viên có nhiều quyền như ở VC. Chiến lược chung là ở Sếp, còn làm thế nào để triển khai thành hiện thực là hoàn toàn ở nhân viên. Sếp vừa đòi hỏi cao, vừa tin tưởng nhân viên, và nhân viên chủ động để tối đa hóa kết quả công việc.

Sự thành công và phát triển của Công ty làm những ứng dụng dựa trên nền tảng Internet thì nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự thành công. Văn hóa ứng trước lòng tin cũng thể hiện tinh thần đó, nó có thể là mạo hiểm nhưng đó là phép thử tốt nhất để phát huy những tiềm năng vốn có của mỗi người bà là nơi hun đúc, đánh giá những con người chân chính thực sự làm việc để đem lại những lợi ích cho tập thể và cộng đồng.

5. Văn hóa thay đổi – “Trâu, nhanh, làm luôn, sướng luôn”

Để tạo ra những sản phẩm với chất lượng thành phẩm cũng như chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn thì thay đổi là điều tất yếu đối với công ty làm sản phẩm phục vụ cộng đồng như VC. Do đó, ở VC mọi thứ đều có thể thay đổi, và thay đổi với tốc độ chóng mặt. Từ địa điểm làm việc đến những vị trí khác nhau trong Công ty. Văn hóa thay đổi mang tinh thần “Trâu, nhanh, làm luôn, sướng luôn” – motto “nằm lòng” của mỗi Vcer. Những “sáng tạo” mang lại những “thay đổi” tích cực sẽ được xúc tiến làm ngay, làm luôn, không bị chậm trễ. Mọi kế hoạch có thể được thực hiện rất nhanh và cũng có thể bị dừng lại ngay và luôn nếu không mang lại hiệu quả thực sự. Một người có thể được ứng trước niềm tin với việc giao đặc qưuyền và trách nhiệm rất cao nhưung cũng có thể chuyển vị trí đó cho người khác phù hợp hơn mình mà trong lòng vẫn thấy thoải mái, vui tươi. Non stop “đã thể hiện rất rõ nét văn hóa này – Thay đổi để tạo ra những giá trị đích thực phục vụ cho cộng đồng”.

6. Văn hóa chỉ việc không quà

Một nét văn hóa tuy không viết thành văn bản nhưng lại là cách nghĩ, cách làm xuyên suốt từ ban lãnh đạo đến tất cả các dự án. Đó là chỉ cần hoàn thành tốt công việc, không cần nịnh bợ hoặc lấy lòng nhau bằng quà cáp. Chúng ta vẫn hay thường được nghe tình trạng biếu xén, đi quà, hay nịnh bợ Sếp, dường như rất phổ biến ở rất nhiều Công ty ngoài VC, thì việc đó không tồn tại ở VC. Bởi làm thế nào để đưa ra những sản phẩm sáng tạo dựa trên sự chủ động hết mình cống hiến bằng nhiệt huyết và đam mê khi phải mất thời gian và công sực vào những tiểu xảo đó. Vì vậy, đây không phải chỉ là sự quán triệt từ Ban lãnh đạo mà nó còn như một quy ước ngầm của những con người có lòng đam mê, sáng tạo chân chính, luôn muốn đem tất cả tài năng và nhiệt huyết của mình góp phần tạo ra những sản phẩm sáng tạo, hữu ích phục vụ cộng đồng. Nét văn hóa này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một môi trường trọng người tài, hỗ trợ tối đa và tưởng thưởng những người làm việc tốt, mà không cần cố giành được sự ưu ái của Sếp để tiến thân.

Ở VC không bao giờ có tiền lệ về biếu xén quà cáp cấp trên, và việc nịnh Sếp cũng cũng không có tác dụng. Bởi tất cả mọi tiêu chí làm việc đều dựa trên kết quả công việc. Người làm việc đưa ra kết quả cuối cùng tốt là người được tuyên dương và thăng tiến, chứ không phải người nịnh Sếp giỏi mà kết quả lại bình thường. Ngay từ đầu khi thành lập VC, việc các nhân viên đến nhà sếp để quà cáp đã bị coi là không bình thường.

7. Văn hóa cho cộng đồng

Mỗi VCer không sáng tạo không mục đích, cũng không chỉ sáng tạo cho một số ít người sử dụng, mà các sáng tạo ấy đều phải làm thế nào khiến cho toàn bộ xã hội Việt Nam tiến bộ hơn. Đặc biệt, trong việc đem những công nghệ, sản phẩm mới tưởng như còn xa vời so với Việt Nam trở nên đơn giản và tiện dụng, giúp ích cho từng gia đình, cho từng ông bố, bà mẹ, người trẻ, người già… Có thể nói, ở Việt Nam, ít có công ty nào phục vụ tới hơn 30 triệu người dùng , và liên tục đưa ra các dịch vụ mới hàng tháng, trong tất cả những lĩnh vực từ tin tức tài chính, phim ảnh, trẻ em, games, nội dung di động, thương mại điện tử, kể cả những lĩnh vực tưởng như đã cũ là quảng cáo, giống như VC. Điểm chung của tất cả các dịch vụ ấy đều rất mới mẻ, có hàm lượng sáng tạo cao và phục vụ cho hàng triệu người dùng. Đó chính là điều thể hiện rõ ràng nhất của tinh thần làm việc không ngừng nghỉ cho cộng đồng của VC.

Sáng tạo, chủ động, ứng trước niềm tin, luôn thay đổi để tạo ra những giá trị đích thục tốt hơn cho cộng đồng là sự tổng quan của nét văn hóa đặc trưng mang cốt cách và linh hồn của con người VC. Nét văn hóa ấy thể hiện ở mọi sản phẩm, mọi cách thức làm việc trong mỗi dự án, phòng ban của VC. Có thể nói, sở dĩ VC có được sức sáng tạo mạnh mẽ như vậy là bởi mỗi Vcer đều có một niềm đam mê với công việc. “Nếu bạn đặt giàu có, sang trọng lên trên hết, hãy đến với FPT/VTC/Vinagame; nếu bạn muốn lập các chiến công, tạo ra các kỳ tích hoành tráng, hãy tới Viettel. Muốn sáng tạo, đam mê, chủ động và làm ra những sản phẩm được hàng triệu người sử dụng yêu thích, hãy đến với VCC.” – Sếp phó tổng, anh Nguyễn Thế Tân từng viết như vậy trong một bài báo so sánh VC với các công ty khác tại Việt Nam. Đó cũng là lí do vì sao ở VC có những “Key person” – những người sẵn sàng làm thêm giờ mà không có thêm bất kỳ khoản phụ cấp nào cả, và đôi khi lương cũng thấp hơn chính những nhân viên khác cùng trong VC (trong lịch sử phát triển, có nhiều khi cả BGĐ và Key person đều không phải là những người có lương cao nhất VC) bởi họ có niềm đam mê, khao khát và được làm.

Admicro

Văn hóa sáng tạo thì bộ phận nào cũng phải có, không có thì nghỉ lâu rồi! Sáng tạo, chủ động, ứng trước niểm tin, thay đổi – làm nhanh ở Admicro đều có cả… Anh Nguyễn Đăng Ngọc – Phó tổng giám đốc VCCorp chia sẻ:

Sáng tạo là bản chất của ngành quảng cáo, không sáng tạo thì không cạnh tranh được. Sáng tạo trong các loại hình sản phẩm, sáng tạo trong việc tối ưu về mặt công nghệ nên văn hóa sáng tạo là một bản chất cốt lõi cua Admicro. Vì luôn luôn sáng tạo mới tạo ra sự khác biệt đối với ngành truyền thông, ngành quảng cáo, khác biệt là quan trọng.

Chủ động nằm ở bộ máy, ở con người, ở các leader. Sự chủ động ở đây thể hiện trong nhiều tình huống như: Admicro là đơn vị làm việc với các đối tác bên ngoài. Nên có rất nhiều tình huống mà theo một nguyên tắc, quy củ nào đấy…thì rất khó có thể chốt được. Nên có những việc phải là rất chủ động trong công việc, tất nhiên là chủ động theo hướng là đạt được mục đích nhưng vẫn đảm bảo được tính đúng đắn. Mặc dù, có những tình huống cũng bị sai nhưng mà qua đó để rút ra được kinh nghiệm và có thể làm đúng hơn.

Ứng trước niềm tin là văn hóa chung của VC, nó xuyên suốt cả VC chứ nó không chỉ có ở Admicro. Lãnh đạo Admicro cũng rất tự hào với nét văn hóa này, môi trường của Admicro là môi trường mà tất cả đều liên quan trực tiếp đến tiền, đến tài chính, và rất nhiều các phòng ban, các bộ phận làm việc trực tiếp đến mảng đó. Có rất nhiều kẽ hở để có những con người không tốt lợi dụng, trục lợi và có rất nhiều cám dỗ. Nhưng ở Admicro, may mắn là chưa xảy ra tình huống kiểu như vậy, ở tất cả các góc độ, từ các ban kỹ thuật, vận hành sốliệu…hay những bạn thuộc các phòng ban quy trình, hợp đồng chính là các bạn làm sale, làm kinh doanh. Đấy không hẳn là ứng trước niềm tin, mà đặc thù công việc, đặt niềm tin luôn, tin tưởng không chỉ ở cấp lãnh đạo mà còn ở các bạn nhân viên.

Thương mại điện tử

Chủ động, ứng trước niềm tin, thay đổi, văn hóa cho cộng đồng là những nét văn hóa rất đặc trừng bên cạnh các nét văn hóa khác tại khối Thương mại điện tử. – anh Nguyễn Văn Tuấn – phó tổng giám đốc VCCorp chia sẻ:

Chủ động, ứng trước niềm tin thì TMĐT (thương mại điện tử) thể hiện khá rõ nét. Bởi TMĐT là bộ phận khá đông cả về quân số cũng như các dự án. Vì thế Giám đốc Khối rất khó để có thể focus hết tất cả những dự án. Các bạn rất chủ động trong việc tự liên hệ làm việc với Giám đốc Khối để  khi gặp những vấn đề thì có thể tương tác tìm ra hướng giải quyết. Còn không các bán sẽ liên tục chủ động để làm sao ra được kết quả tốt nhất.

Đó là sự chủ động thể hiện tại TMĐT, còn văn hóa ứng trước niềm tin thì ở Muachung nhân sự biến động khá nhiều. Vì thế rất khó để có thể có được ngay những nhân sự Key làm được việc luôn. Do đó việc tin thì giao cho họ làm. Việc đó mang lại những kết quả rất tốt. Bởi vì, khi họ thấy được sự tin tưởng họ sẽ cố gắng nỗ lực hơn gấp nhiều lần so với việc là phải có điều kiện thử nghiệm nọ kia… Sau đó, trong quá trình được giao việc, do được tin tưởng nên họ sẽ cố gắng tìm hiểu để làm, thể hiện được 200% năng lực và khả năng của họ để họ có thể đạt được kết quả mà ban lãnh đạo mong muốn.

Văn hóa thay đổi cũng được thể hiện  rõ ở TMĐT, như là một việc thấy hướng gì mới thì mình có thể làm nhưng không đem lại kết quả tốt thì ngay lập tức đổi sang hướng khác ngay chứ không cố gắng để duy trì nó mãi khi hình thức của nó không phù hợp. Như việc Solo đóng cửa cũng là một ví dụ điển hình của văn hóa thay đổi như vậy. Khi nó không còn mang lại giá trị cho người dùng, cho công ty và cho chính bản thân nhân viên thì ngay lập tức phải đóng lại và làm cái mới luôn. Không phải là đóng lại sau đó để đấy, làm uổng phí nguồn lực. Đó là sự thể hiện rõ nét về văn hóa thay đổi ở TMĐT

Văn hóa cộng đồng thể hiện rõ nét ở các sản phẩm, lúc ban đầu mình phải làm cho cộng đồng dùng các sản phẩm của TMĐT, họ thấy “sướng” cái đã, rồi mới nghĩ đến vấn đề lỗ lãi, doanh thu, doanh số,… Thì khi mà cộng đồng đã đón nhân, chấp nhận mình rồi thì mình mới dễ dàng khai thác, nghĩ đến vấn đề kinh doanh sau.

>> Xem thêm: INC là gì

Khối nội dung

Mọi nét văn hóa của VC đều có trong cách thức làm việc tại Khối nội dng vì thế để chai sẻ thì quá nhiều, không biết chia sẻ cái gì – Anh Phạm Quang Minh – Phó tổng giám đốc VCCorp chia sẻ:

Nhưng nếu chọn một trong những nét văn hóa đó thì xin chia sẻ nét văn hóa Trâu – nhanh, quyết liệt!

Một trong những thành công vủa Báo điện tử là phải “trâu”! Trong kinh doanh các cụ mình thường hay có câu là “phi thương bất phú” thì với đặc thù của Báo điện tử phải là “Phi trâu bất phú”! Ví dụ như: mọi người đều biết đến định luật 80/20, với báo giấy hay những tạp chí ra hàng tuần, hàng tháng thì một bài viết qua rất nhiều khâu kiểm duyệt và phải rất tinh túy. Còn với báo điện tử ra hàng ngày thì phải khác, cơ cấu về bộ máy thì phải có đến 80% nhân sự rất “trâu”, trình độ kỹ năng bài vở viết ra cũng chỉ cần ở mức khá, 6 đến 7 điểm, thế nhưng ngày nào cũng phải viết. Đều đều như thế, 30 Tết cũng như mồng 1 Tết không được phép ngừng nghỉ.

Vì thế mỗi nhân sự tại Khối nội dung trung bình phải sản xuất được 10 bài mỗi ngày, vì thế đây quả thực là sức ép rất lớn. Và cũng là thách thức trong việc quản lý điều hành nhân sự Khối nội dung.

Dù là những khối/bộ phận đã song hành cùng VC suốt 7 năm qua, dù là những dự án mới, những nhân sự mới dừng chân tại VC…thì những “nét văn hóa đặc trưng VC” vẫn được thể hiện rất rõ nét. Đó có thể là tiêu chí, là điểm chung cộng hưởng giúp cho mỗi thành viên VC gắn bó với nhau, với môi trường chung. Đây là những nét văn hóa đặc trưng mang cốt cách và tâm hồn của người VC, những nét văn hóa đó đã tạo ra một môi trường làm việc không đâu có ngoài VC. Đó là môi trường làm việc hỗ trợ tối đa sự đam mê, hoài bão của những người trẻ tuổi, dám nghĩ, dám làm, luôn muốn tạo ra những sản phẩm mới dáng tạo cống hiến cho cộng đồng.

MarAI

   
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.