Vì sao các thương hiệu coi Esports là thị trường "gà đẻ trứng vàng"?

01 Thg 10

Trước đây, các nhà tiếp thị đã khám phá những cơ hội hấp dẫn để quảng bá thương hiệu từ các trò chơi điện tử trực tuyến. Tuy nhiên thời gian đây, các thương hiệu đã chuyển hướng sang Esport - một trong những thị trường tiềm năng nhất hiện nay để marketing tới giới trẻ. 

Esports and game streaming - có gì khác biệt? 

Có rất nhiều người nhầm lẫn và sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau. Tuy nhiên Streaming và Esport là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Game streaming là hình thức phát trực tiếp trò chơi cho khán giả thông qua các nền tảng như Youtube, Twitch. Trong khi Esport (thể thao điện tử) là một hình thức có tổ chức như như giải đấu hoặc liên đoàn với một mục tiêu cụ thể như giành danh hiệu vô địch hoặc tiền thưởng. Ban tổ chức thường phát sóng các sự kiện thể thao điện tử thông qua các nền tảng phát trực tuyến như Twitch.

Ảnh: cafebiz

Sự bùng nổ của thị trường Esports 

Số lượng người đam mê esports trên toàn cầu rất lớn, theo thống kê những người hâm mộ xem esports ít nhất một lần mỗi tháng đã lên tới 198 triệu người. Con số này chưa tính tới số lượng khán giả theo dõi esports không thường xuyên.

Người ta dự tính đến năm 2023, sẽ có 295 triệu người đam mê thể thao điện tử. Nghĩa là sẽ càng ngày càng có nhiều người hâm mộ theo dõi và tương tác với thể thao điện tử hơn.

Các sự kiện trực tiếp esports lớn thường vượt quá số lượng người xem dự tính với hàng triệu khán giả theo dõi. Đặc biệt các sự kiện chung kết lớn từng ghi nhận số lượng người xem tăng đột biến với hơn 10 triệu viewers. Các sự kiện nhỏ hơn cũng có thể thu hút hàng trăm, hàng nghìn người xem trực tiếp và số lượng này vẫn đang tăng lên hàng năm. Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này trước khi trước mỗi trận tường thuật các giải đấu esport. Trong sân vận động, gần 40K người hâm mộ hò reo cổ vũ trong sân vận động, ủng hộ các đội và game thủ yêu thủ yêu thích của họ.

Ảnh: newzoo

Theo khảo sát Newzoo’s Consumer Insights ở 32 quốc gia, người dùng xem esports vì nhiều lý do như:

  • Khiến họ được "đắm mình" trong fandom của người chơi/team (48%)
  • Cải thiện kỹ năng thông qua quan sát (44%)
  • Xem mức độ chơi cao nhất (28%)
  • Xem như một lựa chọn thay thế (14%)

Giống như thể thao, một bộ phận khán giả esports rất thích xem các giải đấu mặc dù họ không hề chơi game. Ngoài ra, nếu một người trở thành fan của bộ môn game điện tử nào đó, họ có xu hướng giới thiệu thêm cho bạn bè.

>> Xem thêm: Digital Marketing cho các fashion brands: Cách xây dựng một “Online Business” sinh lời cao!

Các thương hiệu cần làm gì để khai thác thị trường Esport? 

Số lượng các thương hiệu tham gia vào thị trường thể thao điện tử đang tăng lên với 310 hợp đồng esports được ký kết vào năm 2019, tăng lên gấp 3 lần so với con số của năm 2018. Mặc dù có nhiều thương hiệu trong số này làm về các lĩnh vực không liên quan đến game, tuy nhiên vẫn chiếm tới 63% tổng số giao dịch.

Marketing esports rất giống với marketing thể thao truyền thống ở chỗ các thương hiệu có thể kết nối với mối quan hệ của người hâm mộ với các giải đấu và đội bóng.

Khai thác các mối quan hệ này giúp các marketers tạo ra liên kết thương hiệu tích cực với các khán giả trẻ - đối tượng đang ngày càng trở nên khó tiếp cận nhưng biết nhắm mục tiêu chính xác, họ có thể trở thành người hâm mộ suốt đời.

Vậy yếu tố nào để các thương hiệu có thể đầu tư hiệu quả vào thị trường esports?

  • Hợp tác với trò chơi phù hợp với thương hiệu/đối tượng của bạn

Một số trò chơi sẽ phổ biến hơn ở các quốc gia khác nhau và đối tượng người chơi giữa các game cũng có sự khác biệt đáng kể. Để tìm được trò chơi phù hợp với thương hiệu, các marketer có thể sử dụng công cụ phân tích như Newzoo Pro (Newzoo là nhà cung cấp trò chơi và phân tích thể thao điện tử hàng đầu).

  • Xây dựng một câu chuyện sẽ gây được tiếng vang với người hâm mộ

Các thương hiệu có cơ hội thành công hơn nếu họ có thể kể một câu chuyện mang tới cảm xúc cho người xem đồng thời thể hiện được giá trị của thương hiệu.

  • Biết nơi để tiếp cận người hâm mộ

Một số trò chơi có lượng người chơi lớn nhưng có giải đấu esport nhỏ hơn. Các trò chơi khác phần lớn được thúc đẩy bởi nội dung VOD (video theo yêu cầu) trên Youtube.

Ảnh: cdn.estnn

Ngoài ra, các thương hiệu cũng cần tìm hiểu đối tác esports nào phù hợp với tiềm năng. Hãy đặt các câu hỏi trước khi quyết định đầu tư: bạn muốn thương hiệu đạt được điều gì? Thương hiệu có phù hợp với esports không, có thu hút đối tượng khách như đã đặt mục tiêu không? Lượng khán giả dự định tiếp cận là bao nhiêu?

Các đội thể thao điện tử cũng có đặc điểm nhận dạng cá tính của riêng họ Nếu thương hiệu của bạn muốn truyền đạt thông điệp theo cách truyền thống thì hợp tác với với một đội có cá tính nổi loạn sẽ không hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy đề cao tính chân thực. Nếu thương hiệu từ trước tới giờ không dính dáng hay liên quan đến esports? Không sao, hãy lắng nghe và cải thiện từ phản hồi của cộng đồng thay vì giả vờ là một chuyên gia về esports để rồi tự làm mất mặt bằng những cách tiếp cận không thể gượng gạo hơn.

Hải Yến - MarketingAI

Theo thedrum

>> Có thể bạn chưa biết: Local Brand là gì? TOP các Local Brand nổi tiếng Việt Nam 2020

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.