Việt Nam lần đầu vào top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới theo Bloomberg

25 Thg 01

Nền kinh tế sáng tạo giúp ích được rất nhiều cho sự phát triển kinh tế và làm giàu cho một quốc gia, đặc biệt là ở các đất nước đang phát triển. Cụm từ "nền kinh tế sáng tạo" hiện khá phổ biến đối với người Việt Nam, và lần đầu tiên chúng ta lọt top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới theo thống kê của Bloomberg.

Việt Nam lần đầu vào top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới theo Bloomberg

Chỉ số Đổi mới Bloomberg là một chỉ số quốc tế uy tín đánh giá hiệu quả chính sách của Chính phủ và tác động của đổi mới với nền kinh tế. Sau những nỗ lực, bất ngờ bảng danh sách được công bố năm nay đã có tên Việt Nam.

10 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới theo chỉ số Bloomberg Innovation Index (Ảnh: Bloomberg)
>>> Xem thêm: Những tranh cãi về quảng cáo có làm lãng phí nguồn tài nguyên kinh tế

Cùng với Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và Arab Saudi là những nền kinh tế lần đầu tiên nằm trong nhóm này, trong đó Việt Nam xếp thứ 60. Hàn Quốc vẫn giữ vị trí số 1, Đức vươn lên vị trí số 2. Đây là lần thứ 7 chỉ số này ra mắt xếp hạng hơn 200 nền kinh tế khác nhau dựa trên 7 chỉ số có trọng lượng tương đương gồm: Cường độ nghiên cứu và phát triển, sản xuất giá trị gia tăng, năng suất, hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả đại học - cao đẳng, tập trung nghiên cứu, hoạt động sáng chế.

Các nền kinh tế không công bố thông tin trong ít nhất 6 lĩnh vực bị loại, giảm số lượng được đánh giá còn 95. Bloomberg ước tính và đưa ra danh sách 60 vị trí cao nhất. Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và Arab Saudi là những nền kinh tế lần đầu tiên nằm trong nhóm này, trong đó Việt Nam xếp thứ 60 với tổng điểm 45,92. Nam Phi là quốc gia cận Sahara duy nhất góp mặt.

Hàn Quốc vẫn ở vị trí số 1 trong năm nay. Nhờ cải thiện trong nghiên cứu và giáo dục, Đức vươn lên vị trí số 2. Mỹ nằm ở vị trí số 8 sau khi rời khỏi nhóm 10 lần đầu tiên trong năm ngoái.

“Cuộc chiến kiểm soát kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 sẽ được định đoạt bởi sáng tạo công nghệ. Vị trí số 1 của Hàn Quốc và Trung Quóc tăng hạng là lời nhắc nhở rằng chiến tranh thương mại có thể làm chậm chứ không thể ngăn cản sự trỗi dậy công nghệ của châu Á”, theo Tom Orlik, Bloomberg Economics.

Một nền kinh tế sáng tạo không phụ thuộc hoàn toàn vào năng suất lao động hay tài nguyên thiên nhiên mà còn dựa vào các ứng dụng công nghệ và sự học hỏi, đổi mới. Ngày nay, một nền kinh tế sáng tạo không chỉ ở ngành công nghiệp, dịch vụ. Mà nó còn mở rộng sang các di sản văn hóa truyền thống, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật truyền thông, thiết kế...

Một năm bóng đá đầy khởi sắc của nước nhà cũng góp phần đưa Việt Nam lọt top 60 nền kinh tế sáng tạo trên thế giới (Ảnh: Facebook)

Kết

Thế giới hiện nay đang bước dần vào kỷ nguyên của công nghệ 4.0. Vì thế, nó không thể bị vùi lấp dưới sự lạc hậu mà cần phải có những sáng tạo đột phá không ngừng để phát triển một nền kinh tế sáng tạo. Do vậy, việc đổi mới các chính sách, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, học hỏi lẫn nhau, áp dụng công nghệ tối tân với tư duy đột phá là các yêu cầu cần có để trở thành một nền kinh tế sáng tạo.
Nguồn: Tổng hợp
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.