WeWork - Minh chứng cho sự "Ngáo giá" của thung lũng Silicon!

03 Thg 10

Trong phiên bản SharkTank Việt Nam mùa 3 vừa qua, có một khái niệm đã nở rộ và trở thành trào lưu khi nói về việc ảo tưởng giá trị thương hiệu của mình, đó chính là "Ngáo giá". Cùng từ này đã trở thành chủ đề nóng trên cộng đồng mạng, nó thể hiện cho sự tự cao quá đà của những doanh nghiệp Startup mới ra mắt thị trường. WeWork một startup trẻ từng được định giá lên tới 47 tỷ đô đang đứng trước cú "phốt" lớn nhất trong lịch sử, và sự việc đó ra sao? Hãy cùng MarketingAI đi tìm hiểu We work là gì và các thông tin có thể bạn chưa biết về We work thông qua bài viết dưới đây.

We work là gì? Wework là ai

We work là doanh nghiệp cung cấp không gian làm việc, cộng đồng và dịch vụ cho mạng lưới các nhà sáng tạo trên toàn cầu. Không gian làm việc của We work được thiết kế theo văn phòng riêng cho các nhóm từ 1 tới hơn 100 người và được ngăn lại bằng vách kính. Thiết kế này vừa riêng tư nhưng cũng có thể dễ dàng đón ánh sáng tự nhiên. Không gian chung đều có phong cách để truyền cảm hứng làm việc cho những người ở đây.

we work là gì
We work là gì? startup nổi tiếng này liệu có thất bại hay không (Ảnh: Internet)

Tiện ích của We Work

  • Với nhiều tiện ích đi kèm dưới đây, chắc chắn bạn có thể thấy, lựa chọn we work là một điều đúng đắn
  • Internet cực nhanh, wifi tại mọi nơi trong we work
  • Khu vực chung rộng rãi, đầy đủ bàn ghế, tủ hồ sơ có khóa
  • Máy in chuyên nghiệp ở mỗi tầng của we work
  • Đồ uống miễn phí tại mọi địa điểm của We work
  • Phòng điện thoại riêng kín đáo ở mỗi tầng
  • Dịch vụ vệ sinh 24/24

Lợi ích của we work

  • Trả phí theo tháng
  • Thời gian linh hoạt
  • Sự kiện cộng đồng mỗi tuần
  • Có thiết kế đạt giải thưởng
  • Có cơ hội tới các tòa we work trên toàn thế giới
  • Kết nối trực tiếp với thành viên khác
  • Mạng lưới khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng

WeWork - "Đứa con" của Chủ nghĩa tư bản hàng giả

WeWork là một Startup cho thuê văn phòng làm việc lấy công nghệ làm nền tảng để phát triển công ty của mình. Là một startup về chia sẻ không gian làm việc, WeWork đã gây dựng tên tuổi bằng nhiều chiến lược đa dạng. Tháng 1/2019 tự định giá trị vốn hóa lên tới 47 tỷ USD, thế nhưng sau khi cáo bạch IPO vào tháng 8 vừa qua, thì sự việc dần vỡ lẽ bởi sự quá dối gian từ phía doanh nghiệp, khi hãng đạt doanh số thảm hại cho tới những ảo tưởng về giá trị thương hiệu của mình. Trong vòng 4 tuần thì giá trị vốn hóa của hãng giảm sốc từ 47 tỷ xuống còn 10 tỷ USD. 

(Nguồn: CNBC)

Nhân vật đứng đằng sau sự đầu tư vào WeWork một cách "điên khùng" như vậy đó chính là CEO SoftBank, tỷ phú Son. Chiến lược của tỷ phú Son - cũng giống như nhiều nhà đầu tư mạo hiểm khác - là tìm một thị trường lớn, đổ tiền tỷ vào một công ty để nó có đủ nguồn lực đánh bật mọi đối thủ cho đến khi đạt vị thế độc quyền, rồi tận dụng sự độc quyền đó để kiếm lời. Tổng cộng SoftBank và quỹ Vision Fund đầu tư tới gần 11 tỷ USD vào WeWork. Startup chia sẻ văn phòng này được định giá tới 47 tỷ USD hồi tháng 1 bởi tỷ phú Son nói rằng nó có giá trị cao chứ không hề dựa trên cơ sở thực tế.

WeWork ngay sau khi nhận được số tiền đầu tư khủng từ SoftBank thì công ty ngay lập tức cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng giá rẻ hơn với thị trường. Công ty phá giá thị trường, làm cho đối thủ của mình phải lo sợ bởi giá mà WeWork đưa ra quá hấp dẫn với khách hàng. Hãng muốn dùng chiến lược "lấy tiền đè chết" các đối thủ, dựa vào vốn tài chính mạnh của mình để nhanh chóng chiếm thế độc bá thị trường hiện nay.

Màn lên sàn IPO đã cho thấy WeWork tệ như thế nào (Nguồn: CTV News)

Nhà phân tích Stoller cũng gọi mô hình kinh doanh lỗ triền miên liên tục là “chủ nghĩa tư bản hàng giả”. “Chủ nghĩa tư bản hàng giả có thể gây ra những hậu quả kinh tế nguy hiểm. Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ (2007-2010) là một ví dụ điển hình”, ông nhấn mạnh. Việc kinh doanh của WeWork chẳng khá khẩm chút nào, nhưng với tính phô trương quá gắt của mình thì hãng đang trở thành trò hề của nhân loại, khi sự "ngáo giá" không chừa một ai. CEO Adam Neumann là người đầu tiên được đưa ra bởi những chiến lược quá nỗi "ngông" của mình, theo báo chí phương tây cho thấy thì những lời nói của Neumann chẳng có gì là đúng cả, hắn ta là một "tên lừa đảo đại tài" khi đi thu hút hàng tỷ vốn đầu tư, nhưng những gì hắn làm là phục vụ cho những bữa tiệc tùng xa hoa cho nhân viên và những sếp cấp cao. WeWork thực sự chẳng hề có một vị CEO giỏi như Apple có, chẳng hề có tầm nhìn như Amazon, cũng chẳng hề có sự thú vị như cách mà Facebook đã thiết lập nên một mạng xã hội toàn cầu, những gì mà thương hiệu kia có chỉ là sự "ngáo giá" ảo tưởng về thương hiệu của mình, hay nói quá lên là "lừa đảo giữa ban ngày".

Những điều khiến WeWork trở thành kẻ bại trận trong nhục nhã

CEO không có tầm nhìn

Đầu tiên, phải kể đến đầu tiên dẫn tới nguyên nhân thất bại của công ty startup này, Adam Neumann vị CEO kỳ dị của công ty là người có công thành lập ra, nhưng cũng chính anh lại là kẻ lật tẩy cho giới tư bản biết họ đã bị lừa như thế nào. Neumann thành lập WeWork hồi năm 2010. Với 12.500 nhân viên, dịch vụ cốt lõi của WeWork là thuê văn phòng theo hợp đồng dài hạn, sửa sang và chia nhỏ không gian để cho người làm việc tự do, công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp khác thuê lại theo hợp đồng ngắn hạn.

Cự CEO Adam Neumann của WeWork (Nguồn: Vanity Fair)

Thoạt nghe, chúng ta có thể thấy định hướng của Neumann cho công ty khá rõ ràng, và chính điều đó ông đã nhận về cho công ty sự đầu tư từ SoftBank. Thế nhưng, càng đi sâu người ta càng thấy rằng, vị giám đốc này chẳng hề có một tầm nhìn dài hạn nào cả, WeWork chỉ đơn thuần là một công ty bất động sản và ông ta chỉ hão huyền với thị trường rằng công ty là một startup công nghệ đầy sáng tạo và tự do. Trên hết, thứ khiến WeWork trở nên tầm thường với nhân viên chính là văn hóa anh ta gây dựng nên, theo nhiều nhân viên kể lại thì đó là quãng thời gian khủng hoảng nhất trong sự nghiệp đi làm của họ. Một văn hóa mà làm việc căng thẳng và lúc vui chơi còn căng thẳng hơn với những trò chơi đồi trụy, phong cách Hippie hoang dại. Đây chính là điều khiến cho nhân viên không có mặn mà với công ty, và thay vào đó thương hiệu này dần mất thứ cốt lõi của mình, CEO không có định hướng và lẽ dĩ nhiên là WeWork thảm hại và lộ bản chất thối nát của mình.

(Nguồn: NBC)

Những chi tiêu hoang phí và sự tụt dốc không phanh

WeWork thu hút hàng tỷ USD tiền đầu tư và trong những năm qua, Neumann tiêu xài rất xa hoa. Thời gian qua cựu CEO WeWork mua ít nhất 5 ngôi nhà, bao gồm một căn ở Greenwich trị giá 10,5 triệu USD, một tại Hamptons và một ở New York. Cáo bạch IPO của WeWork tố cáo sự lập dị và hoang tưởng của Neumann. Nó mở đầu bằng tuyên bố: "Chúng tôi là một công ty cộng đồng có quyết tâm tạo ảnh hưởng toàn cầu. Sứ mệnh của chúng tôi là nâng cao nhận thức của thế giới". WeWork nói về "năng lượng của chúng ta, ở bên trong chúng ta". Công ty cũng cam kết sẽ quyên góp 1 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu cho các hoạt động từ thiện và khẳng định sẽ bảo tồn 80 km2 rừng nhiệt đới. 

WeWork nhận được sự đầu tư khủng từ SoftBank (Nguồn: Zing.vn)

WeWork đã từng nhận được sự kỳ vọng rất lớn khi nhận được khoản đầu tư mang tính biểu tượng của Masayoshi Son - CEO SoftBank. Vị tỷ phú này từng đổ hàng tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp với mong muốn thống lĩnh các thị trường còn đang trống. Thế nhưng, những gì ông nhận lại được là một mớ hỗn độn mà Neumann tạo ra sau 3 năm đầu tư. Những sức ép dữ dội khiến WeWork oằn mình. Tháng 9, có tin WeWork tính bán cổ phiếu với giá thấp hơn 50% so với kỳ vọng ban đầu, đẩy giá trị vốn hóa của hãng xuống còn 20-30 tỷ USD. Đó bị coi là cú lao dốc vô cùng nhục nhã với startup "kỳ lân" lừng lẫy suốt bao năm qua. Với những chiến lược dốc tiền vô tội vạ như vậy, không có hướng đi đúng đắn và tất nhiên cả một chút "ngáo giá" nữa, WeWork thất bại hoàn toàn và trượt dốc không phanh, lỗ chồng lỗ khi con số đã ghi nhận lên tới 904 triệu USD. Đây là điều khẳng định rằng WeWork chẳng hề có "vẹo" gì, và những nhà đầu tư tại thung lũng Silicon đang đau đầu hơn ai hết bởi mớ hỗn độn mà WeWork, Uber và Lyft tạo nên.

Những nhà đầu tư đang khủng hoảng trước mà "lật mặt" của WeWork, Uber và Lyft (Nguồn: Zing.vn)

Tạm kết

Nếu bạn đã hiểu we work là gì và các thông tin bên lề của we work thì có thể thấy SoftBank gây sức ép buộc Neumann từ chức CEO. Kế hoạch IPO sau đó bị hủy bỏ. Hai CEO thay thế Neumann là Sebastian Gunningham và Artie Minson cho biết sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên, tập trung vào hoạt động kinh doanh chính, tìm cách khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. WeWork hiện đang đứng trước một trong những cuộc khủng hoảng gay gắt nhất từ khi thành lập cho đến nay, thậm chí thương hiệu này đứng trước nguy cơ phá sản. Đây là một minh chứng cho sự "ngáo giá" mà các Startup hay gặp phải, không chỉ tại SharkTank Việt Nam người ta mới thấy sự ảo tưởng này, mà chính tại quốc gia tưởng chừng các nhà đầu tư cực khôn ngoan trong mỗi bước đi cũng bị lừa bởi một startup áo tưởng sức mạnh như WeWork.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.