Digital marketing strategy là gì? 6 bước tạo nên Digital marketing strategy hiệu quả

13 Thg 06

Digital marketing strategy đóng vai trò quan trọng trong hoạch định các chiến lược tiếp thị trên nền tảng số, là nhân tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Vậy, Digital marketing strategy là gì? Cùng tìm hiểu về khái niệm, vai trò và cách thức xây dựng Digital marketing strategy trong bài viết dưới đây.

Digital marketing strategy là gì?

Digital marketing strategy (chiến lược tiếp thị kỹ thuật số) là bản kế hoạch mô tả chi tiết các hình thức tiếp cận và tiếp thị sản phẩm - dịch thông qua nền tảng số như thông qua website, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email,... Nói cách khác, Digital marketing strategy là việc sử dụng các nguồn trực tuyến để tiếp cận tới nhóm khách hàng mục tiêu, thu hút và tạo sự chú ý với họ.

Digital marketing strategy là gì?

Các yếu tố quyết định đến sự thành công của Digital marketing strategy được xác định gồm có:

  • Đối tượng khách hàng: Việc nghiên cứu, phân tích khách hàng giúp doanh nghiệp có thể tìm ra những cách tiếp cận và tương tác với khách hàng hiệu quả nhất.
  • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các đặc điểm của thị trường chung, đối thủ cạnh cạnh tranh và các xu hướng mới để có những hướng triển khai phù hợp.
  • Các kênh quảng cáo, kênh truyền thông số: Đây là những công cụ hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng.
  • Tối ưu SEO: Tạo cơ hội để website, fanpage của doanh nghiệp được ưu tiên hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
  • Tối ưu hóa cho di động: Di động là thiết bị được sử dụng bởi hầu hết mọi người, do đó nếu web, fanpage và các trang của doanh nghiệp được tối ưu hóa hiển thị trên loại thiết bị này sẽ phần nào giúp kế hoạch Digital marketing strategy của doanh nghiệp gia tăng khả hiệu quả hoạt động.

Lợi ích khi xây dựng Digital Marketing Strategy hiệu quả

Digital marketing strategy mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho các chiến lược tiếp thị và là yếu tố thúc đẩy doanh thu, tăng khả năng nhận diện cho doanh nghiệp.

Lợi ích khi xây dựng Digital Marketing Strategy hiệu quả

#1. Gia tăng nhận diện thương hiệu, tạo dựng lòng tin

Với việc xây dựng chiến lược Digital marketing toàn diện, cung cấp nhiều nội dung có giá trị cho khách hàng, doanh nghiệp cũng đồng thời khẳng định tên tuổi của mình, tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Thậm chí là mở rộng tiếp cận đến nhóm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.

#2. Tăng lượt tương tác, tạo sự chú ý

Các nội dung trên nền tảng số có sức “công phá” rất lớn, đặc biệt khi đó là những nội dung hay, hấp dẫn. Thông qua những chiến lược nội dung số này, doanh nghiệp có thể thu hút thêm nhiều lượt tương tác từ các khách hàng, tạo ra những “cú huých” về lượt thảo luận, khiến mọi người chú ý đến doanh nghiệp của bạn.

#3. Giảm tải các chi phí quảng cáo

Các chiến lược Digital marketing được thực hiện bài bản, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kênh, các công cụ, hình thức triển khai,... sẽ giúp bạn cắt giảm tối đa chi phí phải bỏ ra. Điều này được đảm bảo là do doanh nghiệp có sự khai thác toàn diện các kênh, biết tận dụng sức mạnh của các chiến lược nội dung, chiến lược quảng cáo,... vốn là 1 phần của Digital marketing strategy.

#4. Dễ dàng trong việc theo dõi, đánh giá và đo lường kết quả

Việc đo lường và đánh giá kết quả thực thi Digital marketing strategy được thực hiện dễ dàng thông qua các công cụ trực tuyến. Báo cáo được cập nhật liên tục, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc theo dõi và đánh giá, từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời.

6 bước xây dựng Digital Marketing Strategy hoàn hảo cho các doanh nghiệp

Quy trình xây dựng Digital marketing strategy bao gồm 6 bước cơ bản dưới đây:

6 bước xây dựng Digital Marketing Strategy hoàn hảo cho các doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu (doanh số, khả năng nhận diện, tương tác,..)

Mục tiêu của Digital marketing strategy khá rộng, bao gồm: mục tiêu doanh thu, mức độ thảo luận về thương hiệu, tương tác của khách hàng,... Như vậy, trước khi bắt đầu một chiến lược tiếp thị số nào đó, doanh nghiệp cần phải làm rõ những mục tiêu mình muốn hướng đến là gì để có kế hoạch triển khai phù hợp nhất.

Bước 2: Nghiên cứu tổng quan thị trường và khách hàng

Bước này đòi hỏi doanh nghiệp và các nhà tiếp thị cần phải có sự đào sâu nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai, các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp là gì (môi trường vi mô và vĩ mô). Song song với đó là nghiên cứu tệp khách hàng doanh nghiệp muốn hướng tới, họ là ai, có hành vi, sở thích và đặc điểm như thế nào. Đây là bước nền tảng để hoạch định chiến lược nội dung, chọn kênh truyền thông/tiếp thị và hoạch định ngân sách sau này,...

Bước 3: Phân tích doanh nghiệp theo mô hình SWOT

Từ các nghiên cứu, phân tích nêu trên, doanh nghiệp có thể xác định được những yếu tố như Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (thách thức) mà mình đang phải đối mặt. Từ đó có những hướng khai thác hợp lý các thế mạnh, cơ hội đang có, đồng thời khắc phục những điểm yếu, những thách thức mình đang phải đối mặt.

Phân tích doanh nghiệp theo mô hình SWOT

Bước 4: Chọn kênh tiếp thị (truyền thông, quảng cáo)

Ở bước này Marketer cần phải cân nhắc để chọn ra những kênh tiếp thị phù hợp nhất. Các kênh được chọn một mặt phải đảm bảo về khả năng tiếp cận, là nơi được khách hàng hoạt động nhiều nhất, mặt khác cũng phải có sự tối ưu về ngân sách, đảm bảo bám sát kế hoạch chung. Một số kênh có thể tham khảo như: Youtube, Instagram, Facebook, Email Marketing,...

Bước 5: Xây dựng kế hoạch nội dung

Nội dung là một phần không thể thiếu trong các chiến lược tiếp thị số. Cần phải đảm bảo kế hoạch nội dung được triển khai bài bản, phù hợp với đối tượng khách hàng và mục tiêu đã đề ra. Trong đó, các hình thức thể hiện nội dung như từ ngữ, hình ảnh, video, tần suất đăng bài, lịch đăng bài cần phải được hoạch định rõ ràng để duy trì sự liên tục trong tương tác với khách hàng.

Bước 6: Thực thi và đo lường kết quả

Sau các bước kể trên, ở bước cuối cùng doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thực thi các nhiệm vụ đã được đề ra như xây dựng nội dung, đăng tải, chạy quảng,... Song song với đó là thu thập các dữ liệu đánh giá hiệu quả chiến dịch và có hướng điều chỉnh kịp thời nếu kế hoạch bị chệch hướng hoặc không thu về hiệu quả như mong đợi.

Thực thi và đo lường kết quả

3 lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi triển khai Digital Marketing Strategy

Để các chiến dịch tiếp thị số (Digital Marketing Strategy) diễn ra nhịp nhàng, thu về những hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

#1. Chú ý đến các yếu tố liên quan đến Văn hóa - Kinh tế - Chính trị - Xã hội

Mỗi một thị trường sẽ có những đặc thù riêng về Văn hóa - Kinh tế - Chính trị - Xã hội, do đó trước khi xây dựng và thực thi bất kỳ chiến lược tiếp thị số nào doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu kỹ càng các yếu tố này của thị trường mục tiêu để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

#2. Ứng dụng phương pháp đánh giá ROI trong đo lường hiệu quả

Đánh giá ROI (Return on Investment) cho biết hiệu quả của mỗi chiến dịch Digital Marketing thông qua sự đối chiếu, so sánh tổng chi phí bỏ ra với lợi nhuận đạt được từ chiến dịch. Kết quả đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp và Marketer có cái nhìn tổng thể nhất về sự thành bại của các chiến lược mình đã thực thi, từ đó đưa ra quyết định có nên tiếp tục hay không.

Ứng dụng phương pháp đánh giá ROI trong đo lường hiệu quả

#3. Luôn cập nhật và sẵn sàng thích ứng

Thị trường có sự thay đổi liên tục và các hiệu quả tiếp thị trên các kênh cũng vậy. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng trong mọi tâm thế, liên tục cập nhật những thay đổi mới về công nghệ, xu hướng tiêu dùng, hành vi khách hàng và những thuật toán mới của các nền tảng,... Có như vậy, doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường và được khách hàng chú ý tới.

>>> Xem thêm: Digital Marketing và Online Marketing sự khác nhau đến từ đâu?

Tạm kết:

Trên đây là những thông tin khái quát của Marketing AI về khái niệm Digital Marketing Strategy là gì và các bước để xây dựng Digital Marketing Strategy hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ hữu ích này, bản thân các Marketer và doanh nghiệp sẽ thêm hiểu hơn về Digital Marketing Strategy, nắm rõ các yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi chiến dịch tiếp thị số, từ đó xây dựng cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo nên những kế hoạch tiếp thị hay và toàn diện.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.