Nhìn lại cách Đặng Lê Nguyên Vũ xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên

14 Thg 07

Theo một khảo sát thương hiệu ở Việt Nam của Công ty B&C và Nikkei BP Consultancy, cà phê Trung Nguyên được bình chọn là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất, bên cạnh Apple, Google tại Việt Nam....

Theo một khảo sát thương hiệu ở Việt Nam của Công ty B&C và Nikkei BP Consultancy, cà phê Trung Nguyên được bình chọn là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất, bên cạnh Apple, Google tại Việt Nam. Trường hợp của Trung Nguyên đã khẳng định xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên - một thương hiệu đẳng cấp tại thị trường mới nổi không phải là không thể. Nhờ kết hợp yếu tố văn hóa dân tộc, giá trị và trách nhiệm cộng đồng cùng với chiến lược pr của Trung Nguyên khôn ngoan, thương hiệu cà phê đã làm thay đổi thị trường Việt Nam và đưa tên tuổi của mình ra thế giới.

Thương hiệu gắn liền với tự hào dân tộc

Trung Nguyên tập trung thể hiện tinh thần "sản phẩm tinh túy của đất Việt" bằng cách kết hợp di sản văn hóa cà phê và tính hiện đại trên bao bì, mô hình thiết kế, trang trí quán cà phê. Logo mũi tên được cách điệu từ hình ảnh nhà rông Tây Nguyên – mảnh đất khởi nguồn của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, mũi tên hướng thẳng lên trời như ý chí chinh phục đỉnh cao, phát triển vượt bậc cùng khát vọng vươn dậy lớn mạnh. Các vạch trắng bên cạnh lấy cảm hứng từ lối lên nhà sàn truyền thống, nét văn hóa rất đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Màu sắc chủ đạo thương hiệu cà phê Trung Nguyên sử dụng cũng là màu đất, màu cà phê, những sắc màu rất thân thuộc với cội nguồn dân tộc.

Logo các nhãn hàng của thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Logo các nhãn hàng của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Nguồn: Internet

Với Slogan "Khơi nguồn sáng tạo Việt Nam", ông Đặng Lê Nguyên Vũ mong muốn xây dựng thương cà phê Trung Nguyên hiệu khơi dậy khát vọng trong mỗi người dân Việt Nam, truyền cảm hứng, thúc đẩy sự đổi mới cho những người thưởng thức cà phê. Nhờ đó, tầng lớp trí thức trẻ dễ dàng chấp nhận thương hiệu và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành một phần trong hoạt động giao lưu xã hội của tầng lớp này. Lần đầu tiên xuất hiện tại TP. HCM vào năm 1998, đến 2010, Trung Nguyên đã có hơn 1000 quán cà phê trên khắp lãnh thổ Việt Nam và quốc tế.

Theo lời ông Nguyên Vũ, mục đích của việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cà phê Trung Nguyên mang đậm nét văn hóa dân tộc từ bàn ghế, ly cố, bảng hiệu, đồng phục, cung cách phục vụ,… là để người dân các nước khác có được cảm giác nghỉ ngơi một vài phút tại không gian Việt Nam thu nhỏ, trước khi thực sự thưởng thức tinh hoa cà phê.

Thương hiệu có trách nhiệm với cộng đồng

Trong khi nhiều thương hiệu thực hiện chiến lược marketing tạo cảm xúc mỗi ngày cho người tiêu dùng thì Trung Nguyên gắn bó với những cảm xúc về trách nhiệm xã hội, vận mệnh quốc gia một cách sâu sắc và rõ ràng như lời cam kết và đồng hành cùng thị trường cà phê Việt.

Với việc này Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những suy luận và bước đi đúng đắn từ mục tiêu “Phụng sự cộng đồng”, từ cộng đồng miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, với quan điểm từ không đến có và lấy yếu thắng mạnh. Họ đã thực hiện nhiều chương trình như Xây dựng Thương hiệu Nông sản Việt và nhất là các chương trình dành cho thế hệ thanh niên – thế hệ chủ lực kiến tạo tương lại Việt Nam như quỹ “Khơi nguồn sáng tạo” - hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp năm 2005, khởi động Diễn đàn “Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ”,..

xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Gala Hành trình vì khát vọng Việt của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Nguồn: Internet

Mục tiêu phụng sự cộng đồng từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị theo quan điểm từ không đến có và lấy yếu thắng mạnh, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những suy luận và bước đi thông minh. Các chương trình triển khai cho mục tiêu này bao gồm Xây dựng thương hiệu Nông sản Việt, hay sự kiện dành riêng cho thế hệ thanh niên chủ lực kiến tạo đất nước như quỹ “khơi nguồn sáng tạo”, Tủ sách khởi nghiệp, Diễn đàn "Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ", "Hành trình Vì khát vọng Việt", "Ngày hành động vì nước Việt vĩ đại", …

Chiến lược PR của Trung Nguyên

Ngay từ khi mới bước vào thị trường, chiến lược pr của Trung nguyên đã tạo nên một cuộc xâm nhập ngoạn mục nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu Việt Nam. Đi lên từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Mê Thuật nhưng chỉ trong vòng vài năm, Trung Nguyên đã làm nên một hiện tượng gây tiếng vang trong ngành cà phê. Từ mọi ngả đường trung tâm thành phố hay thị trấn xa xôi không tên, không khó gì để tìm được những bảng hiệu mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Xuất hiện trên báo chí, truyền hình, các kênh truyền thông phủ sóng rộng rãi, hình ảnh cà phê Trung Nguyên còn gắn liền với thương hiệu cá nhân của Đặng Lê Nguyên Vũ. Những ai quan tâm đều nhìn thấy một tâm huyết rất lớn ông chủ tịch thương hiệu này dành cho "cuộc chiến vì thương hiệu Việt". Bởi vậy, yếu tố thương hiệu Việt Nam chính là "con át chủ bài" của Trung Nguyên, thuyết phục người tiêu dùng bằng yếu tố tình cảm. Các hoạt động quan hệ cộng đồng và sự ủng hộ của công luận báo chí cũng đóng vai trò quan trọng giúp thương hiệu này có được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam.

Cà phê Trung Nguyên được phục vụ trên mọi chuyến bay của Việt Nam Airlines, xuất khẩu ra hơn 60 quốc gia trên thế giới và ưu tiên sử dụng trong các sự kiện lớn của đất nước như hội nghị ASEAN, cuộc thi hoa hậu Trái Đất 2010... Tuy nhiên, Trung Nguyên cũng cần thẳng thắn nhìn nhận việc phát triển thương hiệu Việt nói chung, xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói riêng ở nước ngoài sẽ còn nhiều khó khăn và đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt hơn nữa.

>>> Xem thêm: 6 Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn 2022

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.