Sự lên ngôi của xu hướng bán hàng trực tuyến

26 Thg 11

Với sự phát triển ngày càng mạnh của internet với phương pháp bán hàng livestream cùng với các app mua bán tiện ích trên điện thoại thông minh thì ngày càng có nhiều người có xu hướng mua qua bán hàng trực tuyến hơn.

Ảnh: VietQ

Khơi dậy nhu cầu mua hàng không chủ đích

Đó là nhờ thói quen lướt web của khách hàng. Khi họ đang chỉ có ý định xem qua thôi thì sản phẩm của bạn hiện lên quảng cáo, nếu hình ảnh và mô tả của bạn đủ hấp dẫn sẽ khiến khách hàng ấn vào và nảy sinh nhu cầu ngay lập tức mà không hề chủ định mua ngay từ đầu. Cũng giống như việc đi siêu thị, các bà nội trợ thường mua nhiều hơn dự định ban đầu của họ vì có những nhu cầu phát sinh do mặt hàng quá hấp dẫn hoặc giảm giá, khuyến mại.

Đầu tư vào kênh trực tuyến

Để chuẩn bị cho chiến lược bán hàng trên mạng, doanh nghiệp cần đầu tư trước hết về mặt nhân sự. Cần có những con người am hiểu và biết cách làm và quản lí kênh trực tuyến này. Điều này đòi hỏi chuyên môn cao ở những con người quản lý.

Cùng với đó là sự đầu tư về mặt công nghệ và kĩ thuật. Công nghệ và kĩ thuật của công ty càng cao, có khả năng đi đầu với nhiều ưu điểm thì sẽ càng thuận lợi cho việc mua sắm của khách hàng, điều này dẫn tới việc phục vụ họ một cách tốt hơn.

Ở kênh trực tuyến, sân chơi đang trở nên công bằng hơn nhờ mạng Internet cung cấp các nền tảng bán hàng chi phí thấp, tiện ích và nhanh chóng cho các công ty non trẻ nhưng có các món hàng phù hợp với thị hiếu mới của người tiêu dùng.

Có thể thấy kênh trực tuyến đang là xu hướng đến từ các công ty đi đầu ở những nước phát triển bởi sự tiết kiệm chi phí mà lại đem lại nhiều kết quả tốt hơn.

Tận dụng được công nghệ hiện đại

Ảnh: Pinterest

Nhờ bán hàng trực tuyến mà doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu khách hàng để xác định nhu cầu của họ, chẳng hạn, một khách hàng mua thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh có muốn mua tiếp các loại bánh ăn nhanh hay không.

Nhiều doanh nghiệp chú trọng việc trả tiền để tăng thứ hạng xuất hiện của hàng hóa trong kết quả tìm kiếm trên Google. Vấn đề là liệu cách làm này có đáng giá hay không. Nếu muốn cải thiện doanh thu, doanh nghiệp phải cần đến các dữ liệu chi tiết về khách hàng.

Các ứng dụng mua sắm còn có thể sử dụng hệ thống chứa dữ liệu về các thói quen mua sắm của khách hàng. Do vậy, khi khách mua sắm tiến đến gần, các bộ cảm biến trên kệ hàng kích hoạt để hiển thị các thông tin quảng cáo sản phẩm nhắm đến họ trên màn hình có độ phân giải cao gần đó.

Một số hãng thực phẩm và nhà bán lẻ đang trông chờ các công nghệ mới để giúp họ tăng doanh số bán hành trực tuyến. Công ty tư vấn các giải pháp bán lẻ InContext Solutions (Mỹ) đã phát triển một phần mềm thực tế ảo cho các nhà bán lẻ. Công ty này đang chuẩn bị cung cấp sự trải nghiệm mua sắm ảo cho những khách hàng sở hữu các thiết bị thực tế ảo (Virtual Reality – VR). Phần mềm của InContext Solutions cho phép các khách hàng đeo thiết bị VR trải nghiệm hành động ảo như xé bì của các thanh kẹo hoặc mở các hộp ngũ cốc để nhìn vào bên trong khi họ mua sắm trực tuyến. InContext Solutions cho rằng công nghệ này sẽ giúp hình ảnh thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn so với hình ảnh của chúng trên màn hình không gian hai chiều của máy tính.

Kết lại

Bán hàng trực tuyến không còn xa lạ mà chính là hình thức mua sắm phổ biến hiện nay. Đây là xu hướng mua sắm không chỉ ở các nước phát triển mà ở nước đang phát triển như Việt Nam thì phương thức này cũng đã và đang t\được nhiều doanh nghiệp triển khai hết sức thành công.

Bán hàng trực tuyến không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách mà còn mang lại nhiều lợi ích nahnh chóng để doanh nghiệp thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng để có được phương thức quảng cáo tối ưu nhất.

Ngọc Mai - MarketingAi

Theo The Saigon Times

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.