Xu hướng Digital marketing 2017 - 2018 dưới các góc nhìn

27 Thg 09

Xu hướng Digital Marketing sẽ thay đổi ra sao vào nửa cuối năm 2017 và năm 2018. Hãy cùng lắng nghe nhận định dưới các góc nhìn của chuyên gia đầu ngành được nêu lên trong chương trình DMA Digital Marketing Summit.

Năm 2016 được đánh dấu là một năm khá sôi động cho các hoạt động Digital Marketing ở Việt Nam và dự báo năm 2017 và 2018 sẽ là sự tiếp nối các bước tiến thay đổi mang tính tiếp cận gần hơn với sự phát triển và bùng nổ của nền công nghệ trên thế giới. Dưới góc nhìn mổ xẻ từ các chuyên gia trong ngành và được dẫn dắt bởi Moderator, Admin của DMA, anh Vũ Văn Hiển, buổi tọa đàm đã có những màn tranh luận mang tính chặt chém, hấp dẫn, thú vị nhưng không kém phần hài hước, cởi mở. Nội dung xoay quanh 2 câu hỏi chính được đặt ra “ Những gì chúng ta đã làm trong 2016 khác với những năm trước ntn ? Và 2017 dự đoán có những thay đổi mới nào?”

1. Góc nhìn của Khách hàng đặc trưng:

# Mr. Ngo Van – Marketing Manager – Novaland

Bất động sản năm 2016 có nhiều kinh nghiệm từ các thất bại và họ không cần những click mang tính đại trà. Họ cần những khách hàng tiềm năng thật sự với tỉ lệ conversion rate cao ở mức độ ra quyết định mua hàng. Họ kỳ vọng là với những campaign họ đã chạy hướng tới đối tượng chọn lọc thì việc tối ưu hóa dữ liệu data khách hàng này sẽ được tận dụng hiệu quả thế nào trong năm tới. Năm 2017 dự đoán ngành BDS sẽ chi nhiều cho Digital và cũng có nhiều đòi hỏi khát khe hơn về những cam kết hiệu quả chứ ko chỉ những con số KPI ảo diệu. Trong năm 2017, khoảng hơn 50% ngân sách sẽ đổ vào Digital marketing, đây hứa hẹn bức tranh sôi động nếu như các Agency trong nước tiếp cận và tận dụng hiệu quả trong miếng bánh BDS béo bở này.

# Mr. Quynh Hoang – Former IMC Manager – VIB Bank

Trong khoảng năm 2015 và 2016 VIB bank bắt đầu sử dụng performance marketing.Ngân hàng quan tâm đến từng con số, chỉ tiêu như click, impression, CTR. Năm 2017 ngân hàng xây dựng checking system nhằm kiểm soát việc sẽ sử dụng bao nhiêu tiền cho mỗi click. Hệ thống này giúp biết rõ các quy trình cặn kẽ như khi nào khách nộp hồ sơ, từ chối… update một cách real time. Vấn đề đặt ra hiện tại là chưa có một đơn vị third party analytics nào đủ uy tín để tham chiếu và được chấp nhận giữa các bên. Nếu sử dụng đối tác của nước ngoài thì hiển nhiên, ko phải đơn vị nào cũng có nguồn lực tài chính đủ mạnh để tiếp cận.

# Mr. Long Tran – Head of Marketing – Điện Máy Nguyễn Kim

E-commerce: bàn về vấn đề spending sao cho hiệu quả – Đang có sự dịch chuyển từ pull marketing sang push marketing. Pull marketing là quảng cáo để khách hàng tìm kiếm đến bạn chẳng hạn Google search, còn push là quảng cáo đập vào mặt khách hàng. Sở dĩ có sự dịch chuyển trên vì các đối thủ đang quảng cáo đến khách hàng khi họ chưa có nhu cầu và tác động đến hành vi mua hàng. Nếu đợi tới khi khách có nhu cầu thì có khi bạn đã mất khách hàng này – Spending trên flatform: lấy ví dụ ở Lazada, thì 50% sẽ chi vào quảng cáo mobile và 50% chi vào quảng cáo trên destop, còn shopee thì hơn 90% chi cho app. Việc chi cho mobile, destop, app phụ thuộc vào hiệu quả conversion rate mang lại từ các quảng cáo sau khi có tracking đầy đủ. – Budget allocation giữa promotion và traffic: traffic tốt từ các kênh nổi tiếng vẫn chưa đủ, cần phải kết hơp chương trình promotion đủ hấp dẫn để strigger hành vi mua hàng của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là nếu quảng cáo nhưng giá đắt hơn thì xem như quảng cáo không công giúp cho đối thủ vì hầu như hiện nay, khách hàng nhận quảng cáo từ bạn và khi có nhu cầu thật sự, họ sẽ so sánh giá và chọn nơi có giá thấp hơn.

# Mr. Gia Luan – Senior Brand Manager – Masan

Về góc độ Digital trong ngành FMCG, đầu năm 2015 họ chỉ nghĩ đơn giản là chạy quảng cáo trên internet và cùng lắm khác biệt là có thêm yếu tố engagement so với TVC. Năm 2016, đánh dấu bước khác rõ rệt với xu hướng mua hàng Online trở nên dần quen thuộc. Khách hàng dần ý thức digital không chỉ là quảng cáo đơn thuần mà trở thành công cụ với rất nhiều tiện ích. Digital không chỉ giúp build được awareness, engagement và cả action. Với chia sẻ quan điểm cá nhân là lần đầu tiên có sự dịch chuyển trong suy nghĩ liệu chăng có có nên bỏ TVC để chạy digital? Bởi vì xét theo hiệu quả thì cùng đối tượng, reach thì chi phí digital bỏ vào tiết kiệm hơn nhiều so với TVC. Vấn đề đặt ra là hiện tại chưa có bên thứ 3 đứng ra bảo đảm về cam kết kết quả tracking cho các bên tham khảo. Dự đoán là trong tương lai TVC sẽ bị thay thế bởi Digital. Năm 2017 và 2018 , với công cụ Social listening sẽ cực kỳ hữu hiệu cho các nhãn hàng khi mà họ có thể lắng nghe, ngăn chặn những động thái tiêu cực, manh nha và có nguy cơ viral bất lợi cho brand trên các mạng social. Một ý khá hay là trong tương lai, digital sẽ trở thành một kênh bán hàng mới song song với các kênh truyền thống của ngành hàng FMCG như GT (General trade: chợ, cửa hàng) hoặc MT (Modern trade: siêu thị), những mặt hàng FMCG có thể có mua bán trên các app, online

2. Góc nhìn của Brand, Creative:

# Ms. Minh Thy – Creative Director – Richard Moore Associates

3 đặc tính quan trọng nổi bật trong ngành sáng tạo năm 2016 là. Authentic: (chân thực), Purposeful (có mục đích), Meaningful (có ý nghĩa) Trên thị trường có quá nhiều thương hiệu và cạnh tranh khốc liệt. Nếu các bạn không chân thật, không xác định được thương hiệu bạn có ý nghĩa gì và mang lại giá trị gì cho khách hàng trên thị trường thì cho dù bạn nói rất nhiều thì cũng không mang lại hiệu quả. Nhìn chung những thương hiệu Việt nam quá ôm đồm, ko xác định mục tiêu, mục đích của mỗi channel để khai thác tối đa. Thương hiệu cần hiểu điểm mạnh là gì, giá trị cốt lõi và bám vào để có những định hướng chung cho thương hiệu. Và khi đó Marketing và những công cụ digital sẽ giúp triển khai và làm tốt cái định hướng thương hiệu đã chọn 2017: cần bám vào các yếu tố lý tính và cảm tính thương hiệu để biết được mình muốn gì, làm gì. Về mặt thiết kế cần đơn giản, tinh giản hơn để làm nổi bật những ý chính, thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, chân thực hơn, không quá hoa mỹ. /// Trả lời câu hỏi vui là có hiện nay brand chỉ có bấy nhiêu tiền, thì nên đầu tư vào “Creative” hay “ Media”. Các chuyên gia cũng đồng quan điểm rằng nếu như có một ý tưởng tốt, nhưng không có những platform tốt để đẩy những ý tưởng này đi, thì không thể tạo thành một viral thành công. Cần dành cho Media một khoảng ngân sách phù hợp để đạt được KPI mà brand kỳ vọng là ưu tiên đầu tiên///

# Mr. Tuan Dinh – CEO – RedCat Motion

Video marketing: giai đoạn cuối năm là giai đoạn viral rầm rộ các video lấy cảm xúc người xem, hài hước. Tuy nhiên một số video đạt được mặt viral nhưng về thương hiệu thì không phải video nào cũng đạt được sự nhận diện tốt. Trong năm 2015, khi làm video thường nhắm đến channel nhất định, nhưng năm 2016 sử dụng nhiều digital platform với các định dạng ngắn 30s-2phút. Các dạng video sử dụng linh hoạt như video, animation. Dự đoán 2017 sẽ có nhiều ứng dụng về công nghệ cho Video.

# Mr. Hoài Phương – Planning Director – Dentsu One

– Micro content: Khách hàng có xu hướng hướng đến từng đối tượng riêng lẽ và làm những content riêng biệt hướng đến các đối tượng này. Khái niệm mirco target và micro content là một khái niệm mà đang làm cho các công ty sản xuất TVC điêu đứng vì đã qua thời làm TVC cho tất cả mọi người – Brand commercial: Ngân sách hiện tại cho brand không chỉ sử dụng cho content mà còn đổ vào ecommercial nhiều – Brand entertainment: Xu hướng brand entertainment đã gặt hái thành công thông qua một số nhãn hàng sử dụng gần đây như Oppo, Biti’s => sự dịch chuyển cho thấy những động thái, loại hình mới mà các brand đang kết hợp sử dụng => Agency cần nắm bắt để kịp xu hướng và đa dạng hóa nhu cầu client

3. Góc nhìn của Media, Publisher:

# Mr. Nguyen Nam – Strategy Director – 24H

Có 3 xu hướng chính rõ nét: – Media: Năm 2017 và 2018 là năm của Performance Marketing và phát triển mạnh về sales oriented – Publisher: xu hướng programatics media (tạm dịch quảng cáo hiển thị tự động) – Audience targeting: liên tục nâng cấp và thử nghiệm những công nghê mới nhằm đáp ứng các kết quả chiến dịch quảng cáo cho khách hàng

# Mr. Tran Quoc Ky – CEO – Chin Media

– Game online: lĩnh vực đi đầu về opend data trong năm 2016 nên thông tin được chia sẻ để support cho publisher và meida có thể optimize quảng cáo tốt hơn. Key word chính của năm là “Opend & transference” – E-commerce có sự tiến triển vượt bậc bởi những lý do: nhân viên in-house trong ngành có kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm; hệ thống platform được nâng cấp tốt hơn để hỗ trợ việc đặt hàng, giao nhận; một lượng lớn user được educated từ những năm trước và họ chuyển sang hành vi mua hàng online nhiều hơn; khối lượng nhân sự digital có kiến thức, nền tảng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Nhân sự chất lượng là nhân tố ảnh hưởng đến digital performance năm 2017 và 2018. – Fintech (Financial technology): bước đầu có những dự án đo lường một cách hiệu quả tỉ lệ ROI, tracking trong từng campaign triển khai và tin rằng sẽ có nhiều chuyển biến trong 2017 và 2018

# Ms. Thu Trang – Business Manager – Light Reaction

Ngành Digital trước khi bước vào 2016, client mong đợi giá trị mang tính Win-Win giữa họ và nhà quảng cáo nên bắt buộc media phải đem về những click thật và có giá trị. Client hiện tại có những technology có thể tracking được click và view khá tốt. Năm 2017 và 2018 là cuộc chiến thực sự giữa Agency và vendor về gía trị dịch vụ thật sự mang lại cho khách hàng và họ hướng tới giá trị Performance Marketing không chỉ trong sales mà cả branding. Xu hướng Programmatic buying (mua quảng cáo tự động) đóng vai trò quan trọng những năm tới nhằm mang lại sự tối ưu và cộng hưởng của các kênh media cho các chiến dịch quảng cáo.

Trên đây là một số ý Recap của chương trình DMA Digital Marketing Summit 14/1.

Theo Quangbaweb

T.Linh - Marketingai.admicro.vn

 
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.