Xu hướng ngành bán lẻ trong tương lai bắt nguồn từ thói quen tiêu dùng tại châu Á (Phần 1)

06 Thg 08

Châu Á là nơi có một số khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chính vì vậy, đây là nơi khơi nguồn của xu hướng thương mại điện tử và truyền thông. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xu hướng ngành bán lẻ trong tương lai sẽ như thế nào bắt nguồn từ thói quen tiêu dùng tại châu Á trong phần I dưới đây:

Xu hướng ngành bán lẻ trong tương lai.

Xu hướng ngành bán lẻ Retailarity - Trải nghiệm mua sắm vượt trội thời đại 4.0

Retailarity là điểm mà tại đó bán lẻ và trí tuệ nhân tạo hợp nhất để biến mọi môi trường thành một cơ hội mua sắm. Omnichannel là một thuật ngữ chỉ sự kết hợp giữa các kênh bán lẻ truyền thống với chiến lược bán hàng trực tuyến. Nhưng Omnichannel không thể xem xét được hành vi mua sắm đã được tăng cường bởi tiến bộ kỹ thuật như thế nào.

Retailarity có nghĩa là mô tả trải nghiệm mua sắm mà không có giới hạn. Sử dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và machine learning (máy học). Xu hướng ngành bán lẻ Retailarity có thể biến bất kỳ bề mặt, môi trường hoặc thiết bị nào thành điểm bán lẻ theo yêu cầu, tùy chỉnh. Nó mang lại sự trải nghiệm vượt trội của mua sắm online và kết hợp nó với trải nghiệm của các khách hàng ghé thăm cửa hàng trực tiếp.

Retailarity sẽ trở thành xu hướng ngành bán lẻ trong tương lai. (Ảnh: Tubefilter)

Khi chúng ta đến một điểm mà các máy móc hàng ngày như tủ lạnh và nồi cơm điện có khả năng thực hiện việc mua sắm, Internet of Things sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển cho Retailarity. Sự thay đổi này đưa người tiêu dùng ra khỏi thế giới phẳng của thương mại điện tử thành 3D. Môi trường mua sắm thực và ảo được hỗ trợ bởi máy học tập kết hợp với nhau qua Retailarity để tạo ra trải nghiệm hữu hình và mang đến hiệu quả mua sắm chỉ sau một cú nhấp chuột.

Xu hướng ngành bán lẻ Retailarity hiện nay

Pat McGrath Labs trở thành thương hiệu làm đẹp đầu tiên bán sản phẩm thông qua Merchbar của Spotify. Thương hiệu mỹ phẩm đã bán một bộ sưu tập trang điểm độc quyền của ca sĩ kiêm nhạc sĩ Maggie Lindemann ở Merchbar trên trang nghệ sĩ của cô. Điều này cho thấy cho thấy bất kỳ trang giải trí trực tuyến nào cũng có khả năng là một kênh thương mại điện tử của ngành hàng bán lẻ.

(Ảnh: L'Officiel Malaysia)

Xu hướng ngành bán lẻ mới nổi

Muji đã đưa ra một khách sạn đầy đủ chức năng ở Trung Quốc. Tại đó không chỉ là một khách sạn thông thường mà còn là một phòng trưng bày tương tác hiệu quả cho sản phẩm của họ và lối sống Muji.

Mọi mặt hàng trong khách sạn của Muji đều được bán. Điều này làm mờ ranh giới giữa khách sạn, cửa hàng và trờ thành môi trường bán lẻ tuyệt vời.

Xu hướng ngành bán lẻ trong tương lai

Thông qua lệnh qua giọng nói Google thì việc yêu cầu Google Home như một trợ lý cho việc tìm các sản phẩm trong kho tại cửa hàng gần nhất hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

Sử dụng Google Home để hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm tại các của hàng bán lẻ trong tương lai. (Ảnh: Philips Hue)

Ngoài ra, các cửa hàng online sẽ cách mạng hóa cách mà các khách hàng mua sắm trực tuyến. Việc có thể trực quan hóa việc sở hữu một sản phẩm thường là tạo ra sự khác biệt giữa việc mua hoặc loại bỏ sản phẩm tại giỏ hàng.

Kết luận

Khi khách hàng không bị giới hạn về cách thức mua bán, những nhà bán lẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc bán hàng cho các khách hàng hơn. Không chỉ các nhà bán lẻ online mà cả các cửa hàng truyền thống cũng hoàn toàn có thể sử dụng Retailarity, công nghệ thông minh hay các cách khác nhau để mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm hoàn hảo. Việc kết hợp gian hàng thực và ảo, nắm bắt thói quen và sở thích của khách hàng để thích nghi sẽ là chìa khóa để các nhà bán lẻ thành công với xu hướng bán lẻ trong tương lai.

Theo: Branding in Asia

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.