Thứ Ba, Tháng Ba 9, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Cho nhà quản lý

16 chiến thuật giúp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử

Bởi Tô Linh
Th8 6, 2020
trong Cho nhà quản lý
0
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

Chiến thuật về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử sẽ giúp bạn gia tăng lưu lượng truy cập trang web cũng như tăng trưởng doanh số bán hàng. Nhưng nếu bạn thực hiện các chiến thuật này và không mang lại hiệu quả cao, chắc hẳn sẽ dẫn tới hệ quả là những người tiêu dùng không hài lòng hoặc giảm doanh số bán hàng. Tỷ lệ chuyển đổi thấp đồng nghĩa với việc kết quả kinh doanh của bạn bị ảnh hưởng.

Để hiểu rõ hơn, chuyển đổi là khi bất kỳ hành động mong muốn nào được khách truy cập thực hiện trên trang web cửa hàng của bạn. Đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt nghĩa là trang web của bạn đã thành công trong việc thuyết phục khách truy cập trở thành khách hàng. Vậy tỷ lệ chuyển đổi tốt là gì? Theo WordStream, tỷ lệ chuyển đổi tốt là 2,35% . Nếu con số của cửa hàng của bạn thấp hơn mức này, bạn cần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của mình.

Các chiến thuật về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đội rất đa dạng, bao gồm từ phát triển web, thiết kế giao diện người dùng, marketing… Các chiến thuật đều hướng tới những mục tiêu như: cải thiện hiệu suất trang web của bạn để tăng doanh thu cho cửa hàng. Hãy tham khảo các bước sau để giúp bạn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cho trang web thương mại điện tử của bạn.

Mục Lục:

  • 1 Phát triển web và thiết kế UI (giao diện người dùng)
    • 1.1 1. Tìm kiếm thông minh được hỗ trợ bởi AI
    • 1.2 2. Hiển thị quá trình thanh toán của khách hàng
    • 1.3 3. Thanh toán không cần đăng nhập
    • 1.4 4. Xây dựng thủ tục thanh toán ngắn gọn
    • 1.5 5. Duy trì giỏ hàng liên tục
    • 1.6 6. Đảm bảo cửa hàng của bạn dễ dàng điều hướng
    • 1.7 7. Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán
  • 2 Marketing
    • 2.1 8. Nội dung sản phẩm thuyết phục
      • 2.1.1 Tập trung vào lợi ích sản phẩm, không phải tính năng
      • 2.1.2 Sử dụng các từ ngữ thuộc về cảm giác
    • 2.2 9. Có chính sách hoàn trả tốt
    • 2.3 10. Cho phép khách hàng để lại đánh giá
    • 2.4 11. Cho khách truy cập biết trang web của bạn rất an toàn
    • 2.5 12. Hiển thị thông tin liên lạc
    • 2.6 13. Cung cấp dịch vụ miễn phí vận chuyển
    • 2.7 14. Tổ chức các cuộc thi và ưu đãi giảm giá
    • 2.8 15. Cho phép mua sắm trên các nền tảng truyền thông xã hội
    • 2.9 16. Sử dụng video và hình ảnh sản phẩm chất lượng cao

Phát triển web và thiết kế UI (giao diện người dùng)

Giao diện và tính năng trang thương mại điện tử của bạn đóng vai trò chính trong việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Bạn nên chú trọng tập trung vào các yếu tố chính này khi thực hiện phát triển web và cải thiện thiết kế giao diện tối ưu nhất cho người dùng.

1. Tìm kiếm thông minh được hỗ trợ bởi AI

Việc tìm kiếm trên site có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công cho cửa hàng bạn. Tuy nhiên, theo Viện Baymard, 70% việc tìm kiếm thương mại điện tử trên máy tính để bàn không thể trả về các kết quả về tìm kiếm tương đồng, có liên quan tới sản phẩm.

Điều này có thể gây ra những mâu thuẫn không đáng có cho khách hàng trong quá trình mua hàng của họ và làm giảm chuyển đổi. Chẳng hạn: có thể khách hàng đang tìm kiếm một mặt hàng cụ thể nhưng họ không biết nó được dán nhãn như thế nào trên cửa hàng của bạn. Họ có thể tìm kiếm với các từ hoặc cụm từ tương tự nhưng không khớp với tên hoặc mô tả thực tế của sản phẩm trong danh mục của bạn. Điều này sẽ khiến công cụ tìm kiếm không tìm ra sản phẩm và đưa nó tới người dùng, đồng nghĩa với việc người dùng không thấy và không mua được sản phẩm đó.

Với các trang web thông minh được hỗ trợ bởi AI thì điều đó không còn là trở ngại. Nhờ các tính năng mới như xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) cho phép trang web của bạn hiểu ngôn ngữ người dùng theo cách họ mô tả một số loại mặt hàng mà họ đang tìm kiếm. Do đó, ngay cả khi họ không sử dụng cùng một cụm từ như mô tả hoặc tên của sản phẩm, NLP vẫn có thể đưa ra sản phẩm mà họ đang tìm kiếm. Hãy xem một ví dụ từ Zimmermann. Khi một người mua hàng tìm kiếm thuật ngữ ‘“ankle shoe‘, các kết quả tìm kiếm hiện ra rất chính xác và họ còn hiển thị các loại giày “ankle shoe‘ khác nhau để người dùng lựa chọn.

>> Có thể bạn quan tâm: CRO là gì

2. Hiển thị quá trình thanh toán của khách hàng

Chiến thuật này nhằm giúp khách hàng của bạn biết được quá trình thanh toán sẽ mất bao lâu, đồng thời cũng giúp loại bỏ mọi trở ngại không mong muốn. Thông thường, con người rất dễ bị phân tâm khi lướt Internet. Thời gian trung bình mọi người dành cho các trang web cá nhân là 2 phút và 17 giây.

Cùng với việc thanh toán hợp lý, bạn cũng cần cho khách hàng biết họ đang ở giai đoạn nào trong quá trình thanh toán đơn hàng. Điều này nhằm giúp giảm tỷ lệ khách hàng thoát khỏi cửa hàng của bạn khi giao dịch chưa hoàn tất. Hãy thẳng thắn cho người dùng biết họ cần đợi thêm bao lâu để hoàn tất giao dịch mua hàng và sẽ giúp khách hàng chủ động chờ đợi cho đến khi giao dịch thành công.

3. Thanh toán không cần đăng nhập

Cung cấp tiến trình thanh toán đơn hàng cho khách hàng biết và theo dõi. Xét cho cùng, không phải ai truy cập vào trang thương mại điện tử của bạn cũng cần thiết phải tạo 1 tài khoản ở đó. Đôi khi việc yêu cầu người dùng tạo tài khoản trước khi mua hàng sẽ không khích lệ những khách hàng không muốn mất thời gian làm việc đó.

Mặt khác, hãy cung cấp tùy chọn thanh toán không cần đăng nhập cho khách hàng, bạn sẽ thu hút khả năng mua hàng từ những vị hàng chưa có tài khoản trên trang thương mại điện tử của bạn.

4. Xây dựng thủ tục thanh toán ngắn gọn

Đưa khách hàng qua các thủ tục thanh toán nhanh gọn là bước cơ bản bạn có thể thực hiện, đảm bảo quá trình thanh toán không kéo dài nếu không thật sự cần thiết. Hãy chắc chắn rằng các hình thức thanh toán của bạn chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cần thiết nhất.

5. Duy trì giỏ hàng liên tục

Cho phép giỏ hàng của khách hàng duy trì hoạt động trong ít nhất vài giờ, để họ có thể chọn nơi mua hàng tiếp theo. Việc ai đó rời khỏi cửa hàng của bạn không có nghĩa là họ sẽ không trở lại trong tương lai để tìm kiếm các mặt hàng tương tự.

Chẳng hạn: 1 khách hàng đang truy cập vào cửa hàng của bạn thông qua trình duyệt trên điện thoại thông minh, cùng lúc đó họ cũng có 1 cuộc hẹn khác với bác sĩ. Họ sẽ cất điện thoại đi và có thể khi ấy vẫn chưa hoàn tất giao dịch mua hàng trên trang thương mại điện tử của bạn. Tuy nhiên, sau khi cuộc hẹn đó kết thúc, họ có thể quay lại cửa hàng của bạn để hoàn tất quá trình mua hàng. Nhiều khả năng khách hàng sẽ hoàn tất giao dịch thanh toán nếu giỏ hàng vẫn còn đó và trải nghiệm mua hàng không bị gián đoạn.

6. Đảm bảo cửa hàng của bạn dễ dàng điều hướng

Khách hàng của bạn sẽ tìm kiếm những gì họ đang có nhu cầu. Nếu cửa hàng của bạn không dễ điều hướng, họ rất dễ bỏ đi. Một trang web không nên “tấn công” khách hàng bằng quá nhiều hình ảnh hoặc nội dung nếu bạn không muốn họ bị choáng ngợp bởi các yếu tố khác trong cửa hàng khiến họ phải chật vật tìm kiếm sản phẩm trên trang web của bạn.

Nghiên cứu chỉ ra khoảng một nửa số lần trình duyệt Internet được thực hiện trên các thiết bị di động. Bởi vậy nên khi lập kế hoạch thiết kế website, bạn hãy lưu ý tới điều này để giúp người dùng dễ dàng điều hướng nó trên cả máy tính để bàn cũng như các thiết bị di dộng.

7. Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán

Nghiên cứu phương thức thanh toán được khách hàng mục tiêu của bạn yêu thích sử dụng nhiều nhất và cung cấp tùy chọn thanh toán đó trong cửa hàng của bạn. Một số khách hàng có thể muốn thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, hoặc cũng có thể sử dụng phương thức thanh toán qua tài khoản PayPal hoặc Apple Pay. Nếu khách hàng không có tùy chọn thanh toán qua phương thức ưa thích của họ, họ có thể quyết định không mua hàng.

Marketing

Nếu bạn muốn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, bạn bắt buộc phải cải thiện phát triển web và chiến thuật thiết kế UI. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo các chiến thuật marketing thương hiệu và sản phẩm một cách hiệu quả.

8. Nội dung sản phẩm thuyết phục

Mô tả sản phẩm vô cùng quan trọng. Nếu bạn vẫn đang sử dụng nội dung mà nhà sản xuất sản phẩm của bạn cung cấp, bạn có thể mất doanh số. Nội dung sản phẩm của bạn cần phải có sức thuyết phục. Dưới đây là một vài lưu ý:

Tập trung vào lợi ích sản phẩm, không phải tính năng

Xem xét sự khác biệt giữa các tính năng và lợi ích sẽ giúp bạn viết mô tả sản phẩm tốt hơn. Đừng chỉ viết mỗi tính năng sản phẩm, chúng sẽ khiến trang của bạn trở nên nhàm chán. Tthông tin và tiềm năng đơn thuần của sản phẩm không thật sự quan trọng với người mua hàng. Họ quan tâm tới lợi ích mà sản phẩm đem lại.

Hãy cụ thể khi viết mô tả sản phẩm. Đừng chỉ đơn thuần nói với người mua hàng đây là một sản phẩm tuyệt vời. Hãy mô tả lý do tại sao nó là một sản phẩm tuyệt vời bằng cách nêu bật những lợi ích cụ thể.

Chẳng hạn, nếu bạn đang bán dụng cụ nhà bếp giúp người dùng thực hiện các bước nấu ăn cơ bản nhanh hơn so với thông thường, thì bạn có thể giải thích trong phần mô tả sản phẩm rằng, với những tính năng giúp người dùng tiết kiệm thời gian trong bếp, đây được xem là một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng bộ sản phẩm này.

Sử dụng các từ ngữ thuộc về cảm giác

Sử dụng các từ ngữ thuộc về cảm giác giúp doanh số của bạn tăng trưởng tích cực hơn vì chúng có khả năng kích thích não bộ khiến người đọc thông tin muốn trải nghiệm sử dụng sản phẩm ngay tức thì.

Với các từ mô tả sản phẩm theo kiểu chung chung, mơ hồ như xuất sắc, tuyệt vời sẽ khiến người dùng không hình dung được tính thú vị hoặc sự hữu ích của sản phẩm. Sử dụng các từ mang tính cảm giác không những giúp bạn làm tăng thêm sự chân thực cho sản phẩm mà còn để khách hàng hiểu rõ hơn. Các công ty marketing các mặt hàng thực phẩm thường làm điều này khá tốt. Họ sử dụng nhiều từ ngữ chỉ cảm giác nhằm cải thiện phần mô tả sản phẩm. Ví dụ: mô tả sản phẩm kem không chỉ đơn thuần nói rằng đây là 1 sản phẩm ngon mà nên sử dụng thêm các từ ngữ mô tả khác chẳng hạn như thơm, mềm, hoặc là ‘mang hương vị mùa xuân’. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ hình dung ra được sản phẩm này có hương vị ra sao.

9. Có chính sách hoàn trả tốt

Sẽ có những trường hợp khi một khách hàng muốn hoàn trả vì họ không hài lòng với món hàng họ nhận được. Có lẽ nó đã bị hư hại khi đến nhà của họ, hoặc sản phẩm họ nhận được không giống như trên mô tả/ảnh. Khách hàng hiểu rất rõ việc họ có thể trả lại sản phẩm khi mua hàng trên trang thương mại điện tử của bạn. Do đó, nếu chính sách hoàn trả sản phẩm của bạn khá nghiêm ngặt và gây khó dễ cho người dùng thì rất có thể họ sẽ có xu hướng không hoàn trả và cũng không mua hàng tiếp nữa.

Tối thiểu, chính sách của bạn cần cung cấp cho khách hàng 30 ngày để thực hiện việc hoàn trả sản phẩm, bạn có thể kéo dài thời gian này lên 60 ngày nếu muốn gây ấn tượng với khách hàng hơn. Điều quan trọng nữa là bạn nên đơn giản hóa quá trình hoàn trả sản phẩm, càng ít bước càng tốt và giải thích rõ ràng nội dung các bước đó trong chính sách hoàn trả. Khách hàng không chỉ muốn biết về thời gian hoàn trả mà còn muốn thực hiện điều đó một cách dễ dàng nhất có thể.

10. Cho phép khách hàng để lại đánh giá

Tâm lý khách hàng thường hay đọc các bình luận, đánh giá về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Vậy nên bạn có thể khuyến khích họ để lại đánh giá sản phẩm bằng cách gửi tặng những món quà giảm giá. Bạn cũng có thể chủ động gửi email cho khách hàng sau khi họ mua hàng và yêu cầu để lại đánh giá sản phẩm.

Đừng bỏ qua giá trị tiềm năng của việc làm này. Nghiên cứu cho thấy, 84% người tiêu dùng tin tưởng các đánh giá trực tuyến giống như họ tin tưởng các lời khuyên từ ​​bạn bè. Nếu sản phẩm của bạn có nhiều đánh giá sẽ làm tăng khả năng mua hàng của người tiêu dùng hơn.

11. Cho khách truy cập biết trang web của bạn rất an toàn

Cài đặt SSL, hiển thị dấu hiệu bảo mật như McAfee hoặc GeoTrust để khách hàng cảm thấy an tâm cung cấp thông tin thẻ tín dụng khi thanh toán đơn hàng.

Bạn cũng cần chắc chắn bảo mật thông tin của khách hàng và cho họ cảm nhận được điều đó. Cần lưu ý, bạn nên bao gồm thông tin này cả trong quá trình thanh toán lần trên các trang sản phẩm riêng lẻ để nhấn mạnh về tính năng bảo mật của trang web. Marketing hiệu quả không chỉ là quảng bá sản phẩm và thương hiệu của bạn, đó còn là việc thúc đẩy những gì bạn làm để bảo vệ khách hàng.

12. Hiển thị thông tin liên lạc

Đây là một trong những cách tạo niềm tin nơi người dùng giúp họ an tâm khi thực hiện giao dịch thanh toán. Chẳng hạn, một khách hàng vừa phát hiện rằng cửa hàng của bạn không liên quan đến thương hiệu của bạn. Điều đó có nghĩa là họ sẽ lo lắng rằng mình sẽ mất tiền và không nhận được mặt hàng họ mong muón. Tuy nhiên, nếu họ thấy bạn đã cung cấp thông tin liên hệ, họ có thể liên hệ trực tiếp với bạn nếu gặp bất kỳ vấn đề nào sau khi đặt hàng.

13. Cung cấp dịch vụ miễn phí vận chuyển

Người mua hàng thích giao hàng miễn phí, thậm chí sẵn sàng chờ đợi lâu hơn để mua được sản phẩm mà không phải mất phí vận chuyển. Đây là 1 yếu tố quan trọng thúc đẩy quyết định mua hàng của họ. Trên thực tế, 95% người tiêu dùng cân nhắc đến việc công ty đó có dịch vụ giao hàng miễn phí hay không.

14. Tổ chức các cuộc thi và ưu đãi giảm giá

Một bản tin email (newsletter) có thể giúp bạn tiếp tục tiếp thị sản phẩm của mình với khách hàng tiềm năng mới. Nó cũng có thể tăng tỷ lệ mua hàng trong tương lai với những khách hàng đã thực hiện mua từ cửa hàng của bạn trong quá khứ. Tuy nhiên, Email marketing chỉ có thể mang lại những lợi ích này nếu danh sách email của bạn có người đăng ký.

Một cách để thu hút người đăng ký đó là tổ chức các cuộc thi. Bạn có thể yêu cầu khách hàng đăng ký danh sách email của bạn, thông báo cho họ rằng làm như vậy sẽ cho họ cơ hội giành được giải thưởng. Bạn cũng nên tặng các phiếu giảm giá cho khách truy cập đã cung cấp cho bạn địa chỉ email của họ. Tất nhiên, việc thiết kế email cũng vô cùng quan trọng. Các email cần được đầu tư thiết kế đẹp mắt và đảm bảo tông màu và kết nối được với tính cách thương hiệu của bạn.

15. Cho phép mua sắm trên các nền tảng truyền thông xã hội

Không phải tất cả khách hàng đều truy cập vào website của bạn để đặt mua sản phẩm. Họ có thể thích mua sắm trong khi thực hiện các công việc trực tuyến khác. Do đó, bạn cần cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng bằng cách cho phép họ thực hiện việc mua sắm trên các nền tảng truyền thông xã hội khác chẳng hạn như tạo hồ sơ Instagram và sử dụng tính năng Shoppable. Điều này sẽ giúp trải nghiệm sử dụng của người dùng được trọn vẹn hơn, thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng.

16. Sử dụng video và hình ảnh sản phẩm chất lượng cao

Thông thường người dùng muốn xem sản phẩm thông qua những hình ảnh, video thực tế. Điều bạn cần làm là hãy cho họ thấy hình ảnh sản phẩm đó từ các góc độ khác nhau cũng như cho phép họ có thể phóng to kích thước hình ảnh. Nếu có thể, hãy thuê các chuyên gia để quay video sản phẩm chất lượng cao. Sử dụng video để mô tả cho khách hàng về sản phẩm một cách rõ ràng hơn mà phần văn bản trong mô tả tính năng không thể thể hiện được.

Đặc biệt, nếu các sản phẩm của bạn có nhiều sự lựa chọn về màu sắc, hãy hiển thị chúng trong hình ảnh chất lượng cao, riêng biệt của chúng như ví dụ dưới đây:

Đôi khi người mua hàng có thể gặp khó khăn khi hình dung một màu sắc cụ thể trông như thế nào và việc có hình ảnh minh họa về mỗi màu sắc trên sản phẩm sẽ giúp họ biết chính xác hơn khi đưa ra quyết định mua hàng.

Phương Thảo – MarketingAI

Theo learn.g2.com

Đánh giá post
Bài trước

Hậu Covid, tương lai nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến tại Việt Nam?

Bài tiếp theo

14+ Phương pháp bảo mật WordPress đơn giản nhưng hiệu quả 2020

Tin liên quan

MAPIC F&B Report: Ba bước phục hồi ngành F&B hậu Covid-19

MAPIC F&B Report: Ba bước phục hồi ngành F&B hậu Covid-19

Th3 9, 2021
hr là gì

HR là gì? Những điều bạn cần biết về vị trí HR trong doanh nghiệp

Th3 9, 2021
Logistics là gì

Logistics là gì? Học ngành Logistics ra làm gì & Học ở đâu?

Th3 5, 2021
Lạm phát là gì

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát lạm phát hiệu quả

Th3 4, 2021
core web vitals là gì

Core Web Vitals là gì? Những điều cần chuẩn bị cho bản cập nhật Page Experience sắp tới của Google

Th3 5, 2021
Pi Network là gì

Pi Network là gì? Pi Network có lừa đảo hay không?

Th3 3, 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

branding solution
PR Solution

Bài viết mới nhất

MAPIC F&B Report: Ba bước phục hồi ngành F&B hậu Covid-19

HR là gì? Những điều bạn cần biết về vị trí HR trong doanh nghiệp

Học hỏi các thương hiệu luxury brand làm marketing sau Tết Nguyên Đán 2021

Hiệu ứng Gruen: Cách IKEA kích thích khả năng mua sắm của khách hàng bằng thiết kế đặc biệt

Các thương hiệu nổi tiếng đã thể hiện tiếng nói thành công trước các vấn đề xã hội ra sao?

Hướng dẫn toàn diện về cách sử dụng Google Trends để nghiên cứu từ khóa

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020
ngành marketing học trường nào

Theo ngành Marketing học trường nào cho khỏi nỗi lo “thất nghiệp”?

Th8 3, 2020
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020
Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào

Theo ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất?

Th11 6, 2020
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất 2020?

Th8 6, 2020

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
      • Báo cáo thị trường
      • Tài liệu Marketing
      • Phần mềm
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    Số điện thoại
    0914.418.789