Thứ Ba, Tháng Ba 9, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Digital marketing

5 chỉ số SEO tác động đến thứ hạng website doanh nghiệp phải nắm rõ

Bởi Hải Yến
Th9 15, 2020
trong Digital marketing, SEO
0
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

SEO là yếu tố rất quan trọng đo lường sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường Internet. Cho dù là chủ doanh nghiệp, giám đốc tiếp thị hay chỉ đơn giản là quan tâm đến thế giới thương mại điện tử, thì hiểu rõ về SEO, xem xét chúng từ góc độ kỹ thuật và thương mại là cách nhanh nhất để tăng thứ hạng tìm kiếm cho website của bạn.

Để tối ưu hóa SEO thì việc đo lường, hiểu dữ liệu tìm kiếm rất quan trọng. Các chỉ số như ranking, tốc độ tải trang… đều có thể ảnh hưởng đến SEO.

Tuy nhiên các marketer không thể chỉ dựa vào các chỉ số xếp hạng và xem đó là một phương pháp để theo dõi chất lượng SEO. Nhưng có những cách đơn giản khác để đo lường tác động của SEO đối với doanh nghiệp.

Trong một báo cáo AMA gần đây trên Reddit, người phát ngôn của Google – ông Gary Illyes  đã kêu gọi các chuyên gia SEO cần bám sát những điều cơ bản, học cách áp dụng để đo lường hiệu suất tìm kiếm một cách tối ưu hơn. Theo đó, các số liệu tác động lên SEO sẽ được xem xét và nhìn nhận chính xác nhất từ góc độ kỹ thuật và thương mại. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các số liệu này dựa trên tài khoản phân tích demo của Google.

Mục Lục:

  • 1 Lượng traffic tự nhiên 
  • 2 Doanh thu, tỉ lệ chuyển đổi và mục tiêu
  • 3 Tìm kiếm và hiển thị địa điểm
  • 4 Thứ hạng tìm kiếm trung bình
  • 5 Thân thiện với thiết bị di động

Lượng traffic tự nhiên 

Thông số này là cách đo lường đơn giản nhất để biết website đã được tối ưu hóa hay chưa. Lưu lượng truy cập hàng ngày từ các công cụ tìm kiếm là thước đo chính đối với nhiều marketer và bất kỳ sự gia tăng nào cũng sẽ kéo theo sự thúc đẩy thứ hạng từ khóa tìm kiếm cực kỳ hiệu quả.

Trong một thế giới mà dữ liệu là yếu tố tiên quyết thì những số liệu thống kê lượng traffic này khá quan trọng. Chúng đại diện cho sự tương tác của người dùng trên Internet, cho dù khác hàng đang ở vị trí nào, họ trong quá trình mua hàng hay có thực hiện hành vi mua sắm hay không.

Trong Google Analytics, có thể kiểm tra lượng traffic bằng cách sau: click vào Acquisition -> All Traffic -> Channels để xem lưu lượng traffic không phải trả tiền quảng cáo trên website  trong khoảng thời gian bạn thiết lập.

Google hiện nay có thể đã hạn chế quyền truy cập dữ liệu vào năm 2011, nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu kỹ hơn về traffic tự nhiên không phải trả tiền được lọc trong trang đích và vị trí hiển thị như dưới đây.

Dữ liệu traffic tự nhiên được lọc theo trang đích

Không phải tất cả lưu lượng truy cập từ tìm kiếm đều sẽ dẫn thẳng về trang chủ của bạn. Một số người dùng sẽ truy cập gián tiếp từ blog hoặc đến các trang đích tùy thuộc vào nhu cầu của họ. Tuy nhiên vẫn sẽ có ngoại lệ nếu từ khóa tìm kiếm họ search về công ty của bạn thì trang chủ sẽ có nhiều khả năng được được click trực tiếp nhất.

Để hiểu sự phân chia lưu lượng truy cập trên trang web của bạn, hãy sử dụng công cụ “Landing page” ở mục Channels nói ở trên và khám phá dữ liệu mới, được phân chia theo URL trang cụ thể.

Dữ liệu traffic tự nhiên được lọc theo vị trí

Trong cùng một phần, dữ liệu traffic có thể cũng cấp chi tiết về lưu lương tìm kiếm được chia theo vị trí, chẳng hạn như thành phố, lục địa, quốc gia…

Tùy thuộc vào cách doanh nghiệp hoạt động, các vị trí được hiển thị có thể nằm trong cùng một quốc gia hoặc trên các địa điểm quốc tế. Nếu đã thiết lập thời gian tối ưu hóa cho đối tượng trong các khu vực cụ thể này thì chế độ xem traffic trên sẽ là chìa khóa để theo dõi hiệu suất tổng thể.

Doanh thu, tỉ lệ chuyển đổi và mục tiêu

Trong hầu hết các trường hợp, trang web thường được thiết lập để thu hút chuyển đổi, cho dù đó là web dùng để bán sản phẩm, download tài liệu hay chỉ dùng để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chuyển đổi có tác động không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để thống kê dữ liệu doanh thu, bạn có thể chuyển đến phần conversions trong Google analytics, sau đó chọn product performance (hiệu suất sản phẩm). Trong phần đó, hãy lọc thứ mục theo source/medium (nguồn/phương tiện) để hiển thị doanh số bán hàng bắt nguồn từ lưu lượng traffic của công cụ tìm kiếm.

Nếu mục tiêu của website không nhằm tạo doanh thu mà có thể chỉ để khách hàng đăng ký biểu mẫu hoặc tải xuống tài liệu thì việc phân tích dữ liệu trên sẽ là cách để bạn hiểu rõ mục đích, nhu cầu của người dùng từ công cụ tìm kiếm.

Trong phần chuyển đổi, việc hoàn thành mục tiêu được chia theo các nguồn khác nhau, cho phép bạn chỉ tập trung vào các lượt truy cập từ tìm kiếm không phải trả tiền.

Ví dụ, nếu khách truy cập tìm thấy trang web của bạn từ một cụm từ khóa tìm kiếm và sau đó họ mua sản phẩm hoặc đăng ký thông tin cá nhân thì tức trang web của bạn đã khoanh vùng hiển thị đúng đối tượng.

Tuy nhiên nếu khách hàng truy cập tìm kiếm mà không thực hiện thêm bất kỳ một hành động nào trên trang thì điều đó cho thấy cụm từ khóa mà bạn xếp hạng chưa được tối ưu hóa.

Việc tối ưu SEO nên tập trung vào việc tiếp cận các đối tượng có liên quan. Ví dụ bạn có thể xếp hạng số 1 cho một truy vấn tìm kiếm từ khóa “thức ăn cho mèo” trong khi lại bán các sản phẩm dành cho chó thì việc tối ưu hóa sẽ không thực sự hiệu quả.

Tìm kiếm và hiển thị địa điểm

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có web hoặc cửa hàng thực, bạn có thể sử dụng các công cụ trong Google My Business để phân tích sâu hơn hiệu suất của các liên kết màu xanh (blue links).

Các liên kết này hiển thị: cách khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp của bạn, những ai đang xem doanh nghiệp hay họ thực hiện những hành động cụ thể nào liên quan tới doanh nghiệp của bạn. Càng tối ưu hóa thì càng hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu.

>> Xem thêm: Bí quyết cải thiện hiệu suất SEO chỉ nhờ một cú click

Thứ hạng tìm kiếm trung bình

Xếp hạng cho các cụm từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm truyền thống là cách nhanh chóng giúp cho bạn có cái nhìn bao quát nhất về hiệu suất tổng thể. Tuy nhiên nếu chỉ phân tích nhanh từ Google Analytics thì có thể khó đưa ra kết luận. Tìm kiếm được cá nhân hóa từ lịch sử và vị trí doanh nghiệp có khả năng sẽ làm lệch thứ hạng trung bình của từ khóa.

Nhiều công cụ miễn phí có thể được sử dụng để phân tích thứ hạng trung bình như thông qua Google Search Console với các công cụ miễn phí như SEMRush và Ahrefs, cũng cung cấp khả năng hiểu phân phối thứ hạng từ khóa.

Thứ hạng tìm kiếm ngày càng khó theo dõi chính xác, việc đo lường mức trung bình là cách tốt nhất để hiểu xếp hạng các từ khóa liên quan và hiểu hơn cái nào sẽ tác động rõ nhất đến hoạt động kinh doanh.

Các chỉ số kỹ thuật – Quan trọng nhưng không phải ai cũng chú ý đến 

Khi nói đến khía cạnh kỹ thuật trong việc đo lường SEO, bạn phải bóc tách các lớp và hiểu rõ về tỉ lệ click, traffic. Chúng giúp hoàn thiện bức tranh toàn cảnh hơn về hiệu suất SEO và khám phá thêm các cơ hội để tối ưu hóa tìm kiếm.

Chỉ mục tìm kiếm Index – Thông qua Google consoles và công cụ khác 

Hãy đảm bảo rằng website đã thiết lập các chỉ mục Index chính xác. Bởi nếu trang web hoặc các site thiết lập sai chỉ mục thì không thể trả về nội dung liên quan cho người dùng. Điều này sẽ làm hiệu suất tổng thể ảnh hưởng.

Đây tuy chỉ là phần nhỏ của công việc tối ưu hóa SEO tuy nhiên nó được cho là một trong những phần quan trọng nhất.

Một cách nhanh chóng để kiểm tra website đã thiết lập đúng index chưa đó là nhập lệnh “site”: click vào URL trang chủ trang web của bạn để xem tổng số trang tồn tại trong chỉ mục của công cụ tìm kiếm.

Để kiểm tra trạng thái của một trang cụ thể trên Google thì Google Search Console là lựa chọn tốt nhất. Phiên bản mới nhất công cụ Console sẽ cung cấp một cách nhanh chóng kết quả hiển thị.

Tìm kiếm lỗi thu thập thông tin

Ngoài việc xem xét Index, chủ sở hữu trang web cần để ý các thông tin bị thiếu hoặc nếu có bất kỳ lỗi thu thập thông tin nào nếu Google báo cáo. Điều này thường xảy ra nếu trang đã bị chặn hoặc Google không thể thu thập dữ liệu định dạng.

Bạn có thể kiểm tra điều này bằng việc đi tới tab “Coverage” trong Google Search Console để xem các lỗi và các trang chứa lỗi. Nếu hiển thị kết quả là 0 thì không có gì để lo lắng về điều này.

Tỷ lệ nhấp (CTR) và tỷ lệ thoát

Ngoài vị trí và xếp hạng cho các tìm kiếm, một số liệu khác cần xem xét nữa là tần suất danh sách trang web của bạn được nhấp trong SERPs (Search engine results page – trang kết quả của công cụ tìm kiếm).

Thông số này sẽ cho thấy phần trăm hiển thị lượt truy cập trang web sau truy vấn đầu tiên cũng như so sánh kết quả tìm kiếm của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nếu người dùng thích những gì họ đọc và có thể dễ dàng tìm thấy trang web thì khả năng thăng hạng truy cập cho trang web của bạn cũng sẽ cao hơn.

Google Search Console là công cụ tốt nhất để phân tích dữ liệu này. Bạn chỉ cần chọn tab performance (hiệu suất) và SAU ĐÓ chuyển đổi tab CTR để duyệt dữ liệu theo truy vấn, trang đích, quốc gia xuất xứ và thiết bị.

Các thuật toán tìm kiếm thường trả về kết quả liên quan nhất đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Nếu trang không chứa thông tin hữu ích hoặc cần thiết với người dùng thì họ sẽ nhanh chóng out và tìm kiếm một site khác tốt hơn mà không cần thực hiện bất kỳ hành động nào. Và đây được gọi là Bounce Rate (tỉ lệ thoát).

Thân thiện với thiết bị di động

Yếu tố xếp hạng này được ghi nhận rộng rãi vào năm 2015. Điều này rất quan trọng trong sự phát triển của các phần mềm trình duyệt và lưu lượng truy cập trên thiết bị di động bởi nó được ưa chuộng hơn so với máy tính để bàn.

Các báo cáo trong Google Search Console luôn cũng cấp thông tin chi tiết về mức độ thân thiện với thiết bị di động của một trang web cũng như hiển thị cảnh báo nếu web có bất kỳ vấn đề nào. Đây không phải thước đo đánh giá hiệu suất SEO mà chỉ hiển thị chất lượng trang web doanh nghiệp của bạn trên các thiết bị di động.

Như đã đề cập ở phần đầu của bài viết này, các chỉ số nổi bật sẽ là công cụ tốt nhất đánh giá khả năng tối ưu hóa SEO doanh nghiệp của bạn. Với SEO, theo dõi sát sao các thông số cũng như hiểu rõ các mặt tích cực và tiêu cực sẽ là chìa khóa giúp ích cho một chiến dịch SEO hiệu quả.

Hải Yến – MarketingAI

>> Có thể bạn chưa biết: Phương pháp nghiên cứu từ khóa giúp thương hiệu từng bước chinh phục “mỏ vàng SEO”

Đánh giá post
Bài trước

Hướng dẫn chi tiết: Cách xây dựng nên một Hội nghị ảo tạo leads và thu hút khách hàng

Bài tiếp theo

Khi brand và streamer hợp tác: làm thế nào để tận dụng hết sức mạnh của “cánh tay phải”?

Tin liên quan

Hướng dẫn toàn diện về cách sử dụng Google Trends để nghiên cứu từ khóa

Hướng dẫn toàn diện về cách sử dụng Google Trends để nghiên cứu từ khóa

Th3 8, 2021
Nhìn lại thuật toán Facebook sau 17 năm và cách hoạt động năm 2021

Nhìn lại thuật toán Facebook sau 17 năm và cách hoạt động năm 2021

Th3 5, 2021
Website thu được nhiều traffic: không phải lúc nào cũng tốt

Website thu được nhiều traffic: không phải lúc nào cũng tốt

Th3 5, 2021
core web vitals là gì

Core Web Vitals là gì? Những điều cần chuẩn bị cho bản cập nhật Page Experience sắp tới của Google

Th3 5, 2021
11 cách viết Mô tả Video YouTube tối ưu nhất cho SEO YouTube

11 cách viết Mô tả Video YouTube tối ưu nhất cho SEO YouTube

Th3 4, 2021
Mối quan hệ giữa SEO, SEM và thương mại điện tử

Mối quan hệ giữa SEO, SEM và thương mại điện tử

Th3 5, 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

branding solution
PR Solution

Bài viết mới nhất

Học hỏi các thương hiệu luxury brand làm marketing sau Tết Nguyên Đán 2021

Hiệu ứng Gruen: Cách IKEA kích thích khả năng mua sắm của khách hàng bằng thiết kế đặc biệt

Các thương hiệu nổi tiếng đã thể hiện tiếng nói thành công trước các vấn đề xã hội ra sao?

Hướng dẫn toàn diện về cách sử dụng Google Trends để nghiên cứu từ khóa

Học được gì từ 5 chiến lược influencer marketing thất bại trên thế giới?

4Ps – chìa khóa tiếp thị mở lối tiếp cận Millennials và Gen Z

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
ngành marketing học trường nào

Theo ngành Marketing học trường nào cho khỏi nỗi lo “thất nghiệp”?

Th8 3, 2020
marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020
Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào

Theo ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất?

Th11 6, 2020
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất 2020?

Th8 6, 2020

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
      • Báo cáo thị trường
      • Tài liệu Marketing
      • Phần mềm
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    Số điện thoại
    0914.418.789