Thứ Bảy, Tháng Ba 6, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Digital marketing

Tổng hợp các thuật ngữ trong Google Analytics bạn nên biết

Bởi Giang
Th12 14, 2020
trong Digital marketing
0
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

Google Analytics là công cụ được cung cấp bởi Google giúp doanh nghiệp quản trị website. Cụ thể, Google Analytics sẽ cung cấp nhiều tiện ích như công cụ để giúp bạn đánh giá, phân tích hành vi của những người sử dụng website, từ đó có thể cải thiện cũng như nâng hạng website của mình. Do đó, các thuật ngữ trong Google Analytics hiện đang là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất bởi những người làm Marketing, truyền thông hoặc quản trị website. Chính vì sự hữu ích này, đây dường như là công cụ không thể thiếu của các Marketer, Webmaster hiện nay. Mặc dù có nhiều công cụ khác cũng có chức năng tương tự, tuy nhiên Google Analytics vẫn chiếm ưu thế vì nó miễn phí, thân thiện và dễ sử dụng. Dù vậy, bạn vẫn phải nắm chắc được các thuật ngữ trong Google Analytics thì mới có thể bắt đầu sử dụng được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã các thuật ngữ đó.

Định nghĩa Google là gì

Mục Lục:

  • 1 Tổng quan về Google Analytics
  • 2 Các thuật ngữ trong Google Analytics có thể bạn chưa biết
  • 3 Một số lợi ích của Google Analytics
    • 3.1 Lợi ích khi tích hợp Google Analytics vào website​
    • 3.2 Tầm quan trọng của Google Analytics trong kinh doanh

Tổng quan về Google Analytics

Để giải thích Google Analytics nghĩa là gì (GA là gì) thì Google Analytics là công cụ được Google phát triển, dùng để thống kê số lượng người truy cập website, theo dõi số lượng người dùng, hành vi người dùng và phân loại họ theo các nhóm giới tính, độ tuổi, ngôn ngữ,… Để người quản trị website đẩy một từ khóa lên top thì những số liệu này đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua các phân tích của Google Analytics cung cấp, người quản trị website có thể phân tích được xu hướng tìm kiếm từ khóa hiện nay, phân loại được những người truy cập website thường xuyên – cơ sở để lên chiến lược SEO phù hợp. Ngoài ra, những nhà quản trị web còn có thể nhìn ra được bức tranh tổng thể về người dùng, biết được đối tượng của họ là ai và họ cần những gì, từ cơ sở đó đưa ra được những chiến lược Marketing dài hạn phù hợp.

Google ™ Analytics là gì? Các thuật ngữ trong Google Analytics

Google ™ Analytics là gì? Các thuật ngữ trong Google Analytics (Nguồn: Writesevoke)

>>> Tham khảo thêm: Google Analytics là gì?

Hiện nay, Google Analytics đã và đang trở thành công cụ “gối đầu giường” đối với các nhà quản trị Website và các Marketer bởi đây là công cụ cung cấp dữ liệu trực quan, đầy đủ và chuyên nghiệp. Đặc biệt, Google Analytics còn liên kết với các công cụ “chung nhà” khác như Google Adwords, Google Webmaster Tool giúp cho những nhà kinh doanh dễ dàng hơn trong việc quản lý nguồn dữ liệu.

Các thuật ngữ trong Google Analytics có thể bạn chưa biết

21 thuật ngữ dưới đây là những thuật ngữ cơ bản nhất mà những người sử dụng Google Analytics cần phải nắm chắc.

Các thuật ngữ trong Google Analytics

Các thuật ngữ trong Google Analytics (Ảnh: Google)

Visit: Là số lượt truy cập trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó thông thường sẽ là 30 phút kể từ hành động cuối cùng trên trang hoặc đến hết ngày hoặc giữa các chiến dịch khác nhau.

New Visitor: Là lượt truy cập mới, tức là lượt truy cập lần đầu tiên đến với trang web của bạn.

Returning Visitor: Là lượt truy cập trở lại từ lần thứ 2 trở lên.

Unique Visitor: Là số lượt truy cập được tính trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như trong thời gian 1 tuần, có một người vào trang web của bạn thì unique visitor chỉ tính là 1 dù cho người ấy có thực hiện bao nhiêu lượt truy cập đi chăng nữa. Có hai trường hợp tính unique visitor do Google Analytics đưa ra, hoặc là dựa vào khoảng thời gian hoặc dựa vào việc kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau (là cách khá phức tạp, có thể theo dõi trên browser hay nguồn traffic).

Pageview: Là số lượt trang được xem, kể cả là một trang được xem rất nhiều lần.

Session: Là một nhóm các tương tác của người dùng với website trong một khoảng thời gian nhất định. 1 session sẽ kết thúc khi sau 30 phút không có tương tác, một ngày kết thúc hoặc khi chiến dịch thay đổi.

Unique Pageview: Số lượt trang được xem trong 1 session.

Pages/visit: Số lượt trang được xem được tính cho mỗi lượt truy cập.

Avg. Visit Duration: Khoảng thời gian trung bình của mỗi lượt truy cập.

Bounce Visit: Số lượt truy câp chỉ ghé thăm một trang duy nhất của bạn trước khi rời khỏi trang web.

Non-bounce Visit: Non-bounce Visit mang ý nghĩa ngược lại với Bouncer Visit

Bounce rate: Tỉ lệ phần trăm của số lượt truy cập chỉ ghé thăm một trang duy nhất trước khi rời khỏi website trên tổng số lượt truy cập.

Paid Search Traffic: Paid Search Traffic hay còn có tên gọi khác là cost per click, là những traffic bạn phải trả tiền thông qua các công cụ tìm kiếm.

>>> Tìm hiểu thêm: Traffic là gì?

Non-paid Search Traffic: Non-paid search traffic hay còn có tên gọi là Organic Search Traffic, tức là những traffic tự nhiên, người dùng tìm kiếm và vào trang của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm.

Search Traffic: Là tổng của của Paid Search Traffic và Non-paid Search Traffic.

Direct Traffic: Là những traffic trực tiếp mà bạn đánh url trên trình duyệt hoặc click bookmark

Referral Traffic: Là những traffic đến từ những website khác có đặt link trang web của bạn.

Mobile Traffic: Là lượng traffic đến từ những thiết bị di động.

Tablet Traffic: Là lượng traffic đến từ những thiết bị Tablet.

Visit with Conversion: Là những lượt truy cập không chỉ đọc, lướt mà còn thực hiện nhiều hành động khác như là ấn vào quảng cáo, đặt hàng, đăng ký thành viên,….

Visit with Transaction: Là những lượt truy cập có thực hiện các giao dịch.

>>> Tìm hiểu thêm: Time on site là gì?

Một số lợi ích của Google Analytics

Sau khi đã hiểu được các thuật ngữ trong Google Analytics, hẳn bạn cũng sẽ rất quan tâm xem những lợi ích của Google Analytics đem lại. Google Analytics mang đến rất nhiều những lợi ích cho những người quản trị website hoặc là những người làm SEO. Cụ thể:

  • Phân tích những thống kê về lượt truy cập vào trang web hàng ngày của bạn. Một số thống kê chính mà bạn có thể theo dõi bao gồm: trang web của bạn một ngày có bao nhiêu lượt truy cập, thời gian vào xem trang web là bao lâu, phần nào trên web được nhiều người ghé thăm nhiều nhất. Thậm chí, bạn còn có thể xem một cách chi tiết hơn về những người truy cập website xem họ đến từ đâu; họ dùng điện thoại, máy tính hay máy tính bảng; họ truy cập từ những nguồn nào,…
  • Theo dõi những hành vi của những người truy cập website, từ đó bạn có thể đề ra những chiến lược Marketing sao cho phù hợp. Ngoài ra, từ hành vi của người truy cập website, bạn còn có thể biết được những điểm mạnh và điểm yếu của trang web của mình, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.

Các thuật ngữ trong Google Analytics - Lợi ích của các chỉ số google analytics

Lợi ích của các chỉ số google analytics (Nguồn: Mona Media)

Lợi ích khi tích hợp Google Analytics vào website​

Khi bạn tích hợp Google Analytics vào website, bạn có thể nhận được rất nhiều lợi ích như:

  • Phân tích website, từ đó bạn có thể biết được chất lượng nội dung trang web của mình tới đâu và đưa ra được những cải tiến để phục vụ khách hàng một cách tốt hơn.
  • Cảnh báo tự động hàng ngày, hàng giờ tùy theo bạn điều chỉnh.
  • Nắm được nhu cầu của khách hàng thông qua các theo dõi và phân tích.
  • Biết được người dùng truy cập trang web của bạn từ những nguồn nào, từ đó đề ra được cách thức để có thể tiệp cận người dùng từ nguồn này một cách hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của Google Analytics trong kinh doanh

Trong kinh doanh, Google Analytics là công cụ vô cùng quan trọng mà những người làm kinh doanh không thể bỏ qua.

Các thuật ngữ trong Google Analytics đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Các thuật ngữ trong Google Analytics đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp (Ảnh: Internet)

  • Phân tích được nhu cầu, hành vi của người dùng.
  • Biết được nội dung tại trang web của mình có hấp dẫn và có ích cho người dùng hay không.
  • Đề ra được những phương án tối ưu nhất thông qua các dữ liệu về tỉ lệ chuyển đổi.
  • Tìm ra được trong những nguồn như Facebook, Email,… đâu là nguồn có hiệu suất quảng cáo tốt nhất.
  • Theo dõi được doanh số của sản phẩm.
  • Ngoài ra, những người kinh doanh sử dụng Google Analytics còn có thể trả lời được những câu hỏi như: cách để thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất, tại sao khách hàng lại không ghé thăm trang web thường xuyên,….

Lời kết

Tóm lại, Google Analytics là một công cụ vô cùng quan trọng đối với người kinh doanh, người quản trị trang web hoặc Marketer bởi những lợi ích mà nó mang lại. Google Analytics là một công cụ rất dễ sử dụng cũng như được tích hợp với nhiều công cụ “cùng nhà” khác như Google Adwords, Google Webmaster Tool. Tuy nhiên, để sử dụng thành thạo công cụ này, bạn cần phải nắm được thật vững các thuật ngữ trong Google Analytics. Mong rằng bài viết này của trang MarketingAI có thể giúp ích cho bạn trong việc trả lời những câu hỏi cũng như những thắc mắc.

Nam Trương – MarketingAI

(Tổng hợp)

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Tags: Các thuật ngữ trong Google Analytics
Bài trước

Trải nghiệm trang Google: Những điều bạn cần biết và 5 bước cần chuẩn bị cho năm 2021

Bài tiếp theo

AMP là gì? Hướng dẫn cài đặt Google AMP từ A-Z (2020)

Tin liên quan

Nhìn lại thuật toán Facebook sau 17 năm và cách hoạt động năm 2021

Nhìn lại thuật toán Facebook sau 17 năm và cách hoạt động năm 2021

Th3 5, 2021
Website thu được nhiều traffic: không phải lúc nào cũng tốt

Website thu được nhiều traffic: không phải lúc nào cũng tốt

Th3 5, 2021
core web vitals là gì

Core Web Vitals là gì? Những điều cần chuẩn bị cho bản cập nhật Page Experience sắp tới của Google

Th3 5, 2021
11 cách viết Mô tả Video YouTube tối ưu nhất cho SEO YouTube

11 cách viết Mô tả Video YouTube tối ưu nhất cho SEO YouTube

Th3 4, 2021
Mối quan hệ giữa SEO, SEM và thương mại điện tử

Mối quan hệ giữa SEO, SEM và thương mại điện tử

Th3 5, 2021
4 lỗi thường gặp trong trang liên hệ khiến bạn đánh mất chuyển đổi

4 lỗi thường gặp trong trang liên hệ khiến bạn đánh mất chuyển đổi

Th3 5, 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

branding solution
PR Solution

Bài viết mới nhất

Engagement Campaign – Giải pháp truyền thông gia tăng tương tác khách hàng độc đáo nhất năm 2021

Logistics là gì? Học ngành Logistics ra làm gì & Học ở đâu?

Nhìn lại thuật toán Facebook sau 17 năm và cách hoạt động năm 2021

Website thu được nhiều traffic: không phải lúc nào cũng tốt

Tương lai của Gucci, Chanel và các thương hiệu cao cấp trong việc tái tạo trải nghiệm digital năm 2021

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát lạm phát hiệu quả

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020
ngành marketing học trường nào

Theo ngành Marketing học trường nào cho khỏi nỗi lo “thất nghiệp”?

Th8 3, 2020
mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất 2020?

Th8 6, 2020
Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào

Theo ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất?

Th11 6, 2020
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
      • Báo cáo thị trường
      • Tài liệu Marketing
      • Phần mềm
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    Số điện thoại
    0914.418.789