Chiến lược Marketing của Cộng cà phê "thâm nhập" vào thị trường Hàn Quốc

03 Thg 08

Cộng Cà Phê là cái tên rất quen thuộc đối tín đồ cà phê tại Hà Thành, và đã mở rộng vào thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng sự kiện cửa hàng đầu tiên của hãng được mở ngoài lãnh thổ Việt Nam đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Chiến lược Marketing của Cộng Cà Phê có gì hay và nó đã gây ra hiệu ứng như thế nào đối với các đối thủ cạnh tranh khác?

Cộng Cà Phê và hành trình "mở rộng" tại bản đồ cà phê Việt Nam

Câu chuyện của Cộng Cà phê bắt đầu từ năm 2007 khi Linh Dung - cô từng là ca sĩ hát ca khúc “Vì một thế giới ngày mai” tại Sea Games 22 đã có ý tưởng thành lập một cửa hàng cà phê mang "âm hưởng" của thời bao cấp, từ đó Cộng Cà phê ra đời. Cửa hàng đầu tiên của Cộng cà phê là một tiệm giải khát nhỏ trên con phố Triệu Việt Vương, cái tên "Cộng" đơn giản là lấy chữ cái đầu tiên trong câu "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam".

Logo của Cộng cà phê
Logo của Cộng cà phê (Nguồn: Cộng cà phê)

Chiến lược Marketing của cộng cà phê ngay từ đầu của hãng là lấy một thứ rất gần gũi với người dân Việt Nam, đánh vào lòng tự tôn dân tộc, muốn nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về quãng thời gian lịch sử khó khăn đã qua. Điều này đánh vào yếu tố tâm lý, tác động rất sâu đến người dân, chính vì thế ngay từ khi ra mắt Cộng đã là một cái tên khơi dậy trí tưởng tượng và mang đến cho khách hàng trải nghiệm cảm xúc khác biệt về một Việt Nam xưa cũ. Cộng cà phê đã phát triển trên 50 quán nằm trong lãnh thổ Việt Nam, cửa hàng đầu tiên tại thị trường Hồ Chí Minh là vào năm 2016.

chien-luoc-marketing-của-cong-ca-phe
Chiến lược marketing của cộng cà phê rất hay nên mới có thể mang chuông đi đánh xứ người (Nguồn: @Starry.song)

Nhắc đến Cộng Cà phê là người ta nhắc đến menu "thần thánh" được nhiều người sành uống ghé tới. Cà phê cốt dừa được coi là "vedette" của Cộng cà phê được rất nhiều thực khách mê mẩn và đến uống mỗi lần có cơ hội đến với quán. Hàn Quốc là một quốc gia có nét văn hóa bản sắc Á Đông có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, và một sự thật rằng khách Hàn Quốc mê mẩn hương vị cà phê của thương hiệu Việt này, có thể dễ dàng bắt gặp người Hàn Quốc ở các quán cà phê trong chuỗi của Cộng. Chính điều này đã khiến Cộng Cà phê mang cà phê cốt dừa "chinh chiến" tại thị trường Hàn Quốc đầy tiềm năng này. Hãy cùng xem toan tính chiến lược Marketing của Cộng xem hãng đã có những sự chuẩn bị nào để xâm nhập vào thị trường 51 triệu dân này.

Chiến lược Marketing của cộng cà phê đầy mạo hiểm tại thị trường Hàn Quốc

Đánh vào tâm lý của dân Hàn

Tâm lý là một trong điều quan trọng nhất trong nguyên tắc của Marketing. Các Marketer luôn nghiên cứu tâm lý của khách hàng để đưa ra những chiến lược Marketing chuẩn xác, nhắm đúng vào tâm lý của khách hàng. Việc "cái đẹp" luôn in sâu vào tâm trí của khách hàng khiến Cộng cà phê rất tỉ mỉ trong việc thiết kế quán, mang âm hưởng của Việt Nam mà vẫn đúng chuẩn gu của dân Hàn sẽ là lợi thế để thu hút khách bản địa đến đây.

Không gian siêu đẹp của Cộng cà phê Hàn Quốc
Không gian siêu đẹp của Cộng cà phê Hàn Quốc (Nguồn: Facebook)

Hàn Quốc có khẩu vị và gu ăn uống khá giống người Việt Nam vì vậy những món ăn như Phở, Nem rán... rất được ưa chuộng tại đây. Vì vậy Cộng cà phê đã mang cà phê - một thứ thức uống đặc trưng của Việt Nam cũng như được người Hàn rất ưa thích. Chính vì thế các Marketer của hãng đã nghiên cứu rất kỹ trước khi chọn địa điểm là Hàn Quốc để đặt cửa hàng đầu tiên ngoài lãnh thổ thay vì Thái Lan. Trước đó, nhà sáng lập Linh Dung từng chia sẻ, có nhiều người muốn mua nhượng quyền để mở quán ở Thái Lan nhưng chưa nhận lời. Do đó, quán Cộng Cà Phê tại Yeonnam-dong sẽ là cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của chuỗi này tại thị trường nước ngoài.

Không gian đẹp đánh vào tâm lý khách hàng Hàn Quốc
Không gian đẹp đánh vào tâm lý khách hàng Hàn Quốc (Nguồn: Kênh14)

Sử dụng Social Media là công cụ tấn công "trực diện"

Có thể nói Hàn Quốc là một quốc gia có tốc độ và những công cụ truyền thông xã hội được xếp vào hạng nhất nhì trên thế giới. Trong những năm trở lại đây thì theo những bảng xếp hạng về chỉ số sử dụng mạng xã hội thì Hàn Quốc luôn đứng vào Top đầu của thế giới. Chính vì điều này, Cộng cà phê đã sử dụng kênh tiếp thị là Social Media để truyền tải thông điệp và thông tin đến người tiêu dùng.

cộng cà phê dùng mạng xã hội để tiếp cận đối tượng lớn khách hàng
cộng cà phê dùng mạng xã hội để tiếp cận đối tượng lớn khách hàng (Nguồn: Facebook Cong caphe)

Những bài post mà hãng sử dụng đăng tải lên trang Fanpage thực sự thu lại được lượng quan tâm lớn từ phía Việt Nam lẫn người dân Hàn Quốc. Hãng đã sử dụng những hình ảnh đẹp, những hashtag khơi dậy sự tò mò của người dân Hàn Quốc về cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Chính sử dụng kênh quảng cáo truyền thông là Facebook cũng khiến cho màn chào sân của Cộng Cà phê đạt được lượng tương tác rất lớn, và có thể thấy cảnh xếp hàng tại một quán cà phê ngoại nhập tại thị trường Hàn Quốc rất khó tính này.

Cộng cà phê sử dụng Social Media dể tấn công trực diện
Cộng cà phê sử dụng Social Media dể tấn công trực diện (Nguồn: Facebook Cong Caphe)

"Giá cả cạnh tranh" và menu độc đáo

Trong các chiến lược Marketing thì chiến lược về giá cũng góp phần rất nhiều vào sự thành công của thương hiệu đó. Cộng cà phê chấp nhận "đem chuông đi đánh xứ người", đối mặt với rất nhiều đối thủ cùng ngành khách cả thương hiệu nội địa lẫn thương hiệu ngoại địa khác. Giá của của Cộng rơi vào khoảng 5500 - 6000 won.

Cộng cà phê có bảng giá rất cạnh tranh trên thị trường
Menu Cộng cà phê Hàn Quốc (Nguồn: Facebook Cong caphe)

Đối với những đối thủ cạnh tranh khác như Starbucks là thương hiệu Mỹ nổi tiếng toàn cầu, mức giá cũng rơi vào khoảng 6000-7000 won. Hay các hãng nội địa cũng có giá cao hơn hẳn, thì đối với một thương hiệu ngoại nhập, với menu "độc lạ" thì mức giá của Cộng là hợp lý và "mềm" hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Hương vị đặc trưng của cà phê Việt Nam kết hợp với dừa là một hương vị của các nước nhiệt đới thì đây sẽ là một điều khá lạ đối với người dân chưa có cơ hội thưởng thức cà phê của Cộng. Hơn thế nữa với mức giá mềm hơn, menu độc đáo thì chắc chắn chiến lược Marketing của Cộng sẽ đánh vào mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và thị hiếu của người dân Hàn Quốc.

Menu của cộng cà phê vô cùng độc đáo
Menu của cộng cà phê vô cùng độc đáo (Nguồn: Facebook)

Thành công bước đầu của chiến lược Marketing của Cộng cà phê

Cộng cà phê có thể nói là thương hiệu Việt tiếp theo sau Trung Nguyên dám mạnh dạn đầu tư vào thị trường nhượng quyền thương hiệu. Ngành cà phê nhà hàng đang rất phát triển ở nhiều quốc gia trong đó có ở Hàn Quốc. Có thể chứng kiến mức độ phủ sóng của các thương hiệu phương Tây và làn sóng Trà sữa đang cập bến Hàn Quốc, chứng tỏ rằng đây là thị trường đầy tiềm năng và màu mỡ để khai thác.

Cộng cà phê thành công trên thị trường quốc tế
 Người Hàn Quốc xếp hàng vào Cộng cà phê (Nguồn: @xxhyesun)

Cộng cà phê là một thương hiệu đến từ quốc gia có lợi thế về cà phê ngon và nền ẩm thực phong phú. Thêm vào đó, việc Cộng cà phê cũng là cái tên nổi tiếng với người dân Hàn Quốc đã từng đến Việt Nam thì phương thức truyền thông truyền thông truyền miệng sẽ là lợi thế hơn cả để thương hiệu được lan tỏa đến người dân nơi đây, vì hơn cả "Người dân bản địa sẽ hiểu được tâm lý của nhau". Hãy xem lượng người dân đến quán và lượt "Check-in" tại đây thì chắc hẳn chiến lược Marketing của Cộng cà phê thành công đến như thế nào.

Người Hàn Quốc vô cùng thích thú với cộng cà phê
Người Hàn Quốc vô cùng thích thú với cộng cà phê (Nguồn: Instagram)

Xem thêm: https://marketingai.admicro.vn/cac-chien-luoc-marketing-noi-tieng/ Kết luận

Không thể khẳng định quá sớm chiến lược marketing của Cộng cà phê có thành công hay không, và họ có thành công tại thị trường Hàn Quốc hay không. Hãy thử nhìn Trung Nguyên đầu tư như thế nào tại trường Mỹ rồi đem về thất bại "ê chề" thảm hại, Cộng cà phê có thể nhìn vào đó để lấy làm bài học. Thế nhưng, với những gì mà Cộng làm ở thời gian vừa rồi thì hoàn toàn có thể tin tưởng rằng thương hiệu sẽ thành công trong tương lai tại Hàn Quốc.

Thắng Nguyễn - Marketing AI

Marketing quán Cafe hiệu quả từ các thương hiệu lớn

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.