Marketing Agency và công ty Client khác nhau như thế nào?

06 Thg 07

Marketing là một khái niệm rất rộng và nó bao gồm rất nhiều vị trí, có thể nói 2 tuyến chính của nó là ClientAgency

1. Nhận định về Marketing Agency và Công Ty Client

- Marketing Agency: Là công ty thực hiện vế đầu của marketing đó là tìm hiểu - tạo - phát hiện nhu cầu của người tiêu dùng. Hiểu hành vi của họ, yêu ghét của họ đối với sản phẩm đang thực hiện với Client. Từ đó tìm cách kích thích người tiêu dùng tìm hiểu sâu về sản phẩm dẫn đến hành động mua hàng. Dĩ nhiên điều bạn cần nói với khách hàng là tất cả những gì họ có được khi trải nghiệm sản phẩm của bạn. Ví dụ như việc thì thầm với chị em phụ nữ là shopping nhiều sẽ khiến các chị trẻ đẹp lâu hơn,bảo với các anh là click chuột đặt hàng ngay kẻo lỡ dịp giảm giá suốt năm. 

- Client: Là công ty công ty kinh doanh. Họ có sản phẩm, công việc chính của họ là bán hàng, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều và nhiều hơn nữa. Đối tượng chính của họ là khách hàng. Mục tiêu của họ là lợi nhuận trong kinh doanh. Client là công ty làm vế thứ hai của marketing – đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêu dùng.

Trân Quan - Managing Director Happiness Saigon  đã nhận định: “Thật ra so sánh hai môi trường là một việc đơn giản: Client nhiều quyền lực hơn, làm việc với nhiều thể loại đối tác hơn, quản lý và tầm nhìn rộng, phải biết cả sales, trade, quảng cáo, media, PR, v..v..nhưng gánh áp lực business rất nhiều. Agency thì đi sâu hơn về mảng truyền thông, “cool” hơn, môi trường sáng tạo hơn, nhưng không được chủ động quyết định điều mình thích làm”

2. Sự khác nhau về vị trí

a. Về phía các công ty về marketing agency:

- Copywriter: Lên ý tưởng, viết ý tưởng. Thường thì copywriter phải viết rất nhiều bản nháp với rất nhiều ý tưởng khác nhau để khách hàng chọn. Để làm copywriter, bạn phải có vốn ngôn ngữ phong phú, hiểu địa phương, tập quán vùng miền, hiểu hành vi khách hàng và ứng xử của khách hàng đối với nhãn hàng bạn đang viết. Hiểu biết của khách hàng, nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm (tốt, xấu, yêu, ghét) để đánh trúng đích. Để làm copywriter, bạn phải đi nhiều, đọc nhiều, trải nghiệm nhiều, phải nhạy bén với cái mới xung quanh, nhìn vấn đề khác đi và đa diện hơn.

Creative director: Chọn ý tưởng. Cân nhắc, xem xét ý tưởng nào sẽ tạo hiệu ứng tốt nhất. Người này phải có tầm nhìn, nhạy bén với hành vi người tiêu dùng, dự đoán dựa trên tìm hiểu, hiểu biết và kinh nghiệm.

Art director: Thẩm mĩ của ý tưởng. Để ý tưởng không phải là sản phẩm của thế kỉ 18 hay thời đại đồ đá, để ý tưởng thu hút được đối tượng khách hàng tốt nhất. Ai nên mặc gì, nói câu gì, thể hiện câu nói ra sao, phong cách thế nào. Âm nhạc ra sao, quay ở đâu, chụp ở đâu. Mời ai đóng chính để tạo hiệu ứng tốt, … Người này phải nhạy cảm với cái đẹp, update xu hướng thường xuyên, làm cho mình luôn mới và dĩ nhiên làm cho các ý tưởng phải luôn mới, thời trang, đẳng cấp,… (tùy theo sản phẩm).

Designer: Thiết kế, vẽ story board, … Người nắm bắt ý tưởng nhanh chóng và thể hiện ý tưởng được giao rõ ràng nhất. Phải ăn rơ với copywriter, art director và creative director.

Account executive: Người nhận yêu cầu từ khách hàng và triển khai lại với các vị trí khác trong công ty. Người làm hài lòng khách hàng và mang lại nhiều hợp đồng hơn cho công ty. Người khéo ăn nói, có tính kiên nhẫn cao, biết biến nặng thành nhẹ và ngược lại, biết lấy lòng khách hàng, nhận feedback và làm dịu cơn hỏa của các thiên tài ý tưởng. Nhận bản nháp đã sửa đổi và chỉnh sửa lại cho sát với yêu cầu của khách hàng. Gặp gỡ và bàn giao công việc với khách hàng.

Marketing executive: Làm công việc sale và marketing. Vị trí này thấp hơn Account executive và Account manager, bù lại, có ít áp lực hơn từ công việc.

- Account manager: Mang lại các hợp đồng cho công ty. Là người giữ vị trí tiền tuyến của công ty. Người này là người tài giỏi, có tầm nhìn và có khả năng thiết lập quan hệ tốt, giao tiếp tốt. Người này có khả năng cao nhất trong con đường thăng tiến lên vị trí giám đốc vì có các kĩ năng và kinh nghiệm làm việc với khách hàng và các vị trí khác trong công ty.

b. Ở các công ty Client, có một số vị trí mà bạn thường thấy sau:

- Chief marketing officer: Giám đốc marketing. Là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.

- Brand managers: Giám đốc thương hiệu. Là một người ở giữa mọi người, là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty, từ bộ phận sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng, nhân sự, đại lý, cho đến các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR), nhà tư vấn luật, các cơ quan báo chí truyền hình, cơ quan quản lý thương mại, văn hoá, các công ty tổ chức sự kiện, các tổ chức xã hội, … Nhưng nếu ở một công ty lớn thì một số khâu được các công ty agency thực hiện.

- PR manager: Người chịu trách nhịêm PR cho nhãn hàng. Làm các công việc về PR. Nhưng có thể thuê công ty chuyên về PR thực hiện.

- Marketing manager

- Assitant brand manager: Trợ lí nhãn hàng.

3. Điều gì làm nên sự khác biệt của những agency hàng đầu như Ogilvy and Mather, Leo Burnett?

Khi nhắc về những agency hàng đầu thế giới như Ogilvy & Mather hay Leo Burnett, mọi người thường nghĩ đến khả năng sáng tạo vô đối – nhưng đó không phải điều duy nhất làm nên sự khác biệt  trong ngành công nghiệp sáng tạo này.

Thật sự, trên thế giới có rất nhiều thiên tài sáng tạo – những copywriter tài năng không kém David Ogilvy hay Leo Burnett và họ đều  lập ra những agency mới mỗi ngày. Nhưng đây không phải là ngành kinh doanh nghệ thuật – người cuối cùng trả tiền chính là khách hàng (client), những chủ doanh nghiệp hay marketer.

Vì vậy yếu tố làm nên khác biệt tiên quyết đầu tiên chính là khả năng bán hàng.

Điều khác biệt thứ hai chính là những agency hàng đầu hiểu họ đang bán cái gì. Theo bạn thì họ bán gì, hay chính xác client bỏ tiền để mua gì? Ý tưởng sáng tạo? Sản phẩm sáng tạo (TVC, Print-Ads, chiến dịch viral…)? Chiến lược truyền thông? Thấu hiểu người tiêu dùng?

Một dự án quảng cáo chỉ có thể thành công nếu agency (hay cụ thể là account) hình dung và thực hiện được 3 yếu tố: biết cái (what) mình bán (trải nghiệm đồng hành), người mình bán (who – ai là người quyết định, họ quyết định dựa trên các yếu tố gì) và cách bán (how).

Khi hoạch định chiến lược quảng cáo, bên cạnh việc thỏa mãn mục tiêu của công ty khách hàng – hãy chú ý đến mục tiêu cá nhân của những người đang đại diện tổ chức đó. Hầu hết những người đại diện khách hàng mà tôi biết đều rất tham vọng và họ muốn đạt nhiều thành công để nhanh chóng thăng tiến. Đây là những trường hợp tốt, vì thành công của công ty cũng là thành công của họ – khi hai loại mục tiêu này (công việc và cá nhân) đồng thuận thì thật tuyệt!

Hà Nguyễn / Marketingai.admicro.vn

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.