"Kém miếng khó chịu": Vingroup gia nhập ngành hàng không với Vinpearl Air

10 Thg 07

Chưa bao giờ thấy được ngành hàng không lại sôi động như năm nay, khi từ đầu năm có khoảng 3 cái tên thông báo sẽ thành lập hãng hàng không cho riêng mình. Trong số đó, Vingroup đang là cái tên được trông đợi hơn cả bởi thị trường xem rằng, liệu đại gia sẽ làm gì để tranh giành thị phần? Vào ngày 29/5 vừa qua, những hình ảnh đầu tiên về một bản đăng ký và thông tin rộ rằng Vinpearl Air sẽ là thương hiệu được hãng đăng ký bản quyền. Cùng MarketingAI tìm hiểu xem, những thông tin nào đang được Vingroup "Spoil" trên thị trường.

Vingroup thành lập Vinpearl Air với những tham vọng gì?

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Hàng không Vinpearl Air (có tên viết tắt là Vinpearl Air) có trụ sở chính đặt tại Khu đô thị Vinhomes Riverside, quận Long Biên, Hà Nội. Với vốn điều lệ 1300 tỷ đòng, thì hãng đã đi vào hoạt động từ 22/4 với 9 ngành nghề khác nhau bao gồm:

  • Vận tải hành khách hàng không
  • Vận tải hàng hóa hàng không
  • Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
  • Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
  • Dịch vụ ăn uống khác
  • Dịch vụ phục vụ đồ uống
  • Kinh doanh bất động sản
  • Quyền sử dụng đất thuộc chủ sử dụng hoặc đi thuê
  • Quảng cáo và đại lý du lịch
(Nguồn: Dantri)
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vietravel

Vinpearl Air hoạt động dưới dạng công ty cổ phần, có 3 cổ đông sáng lập gồm Công ty CP Phát triển du lịch VinAsia góp vốn 45%, ông Hoàng Quốc Thủy góp vốn 30% và ông Phạm Khắc Phương góp vốn 25%. Công ty do bà Nguyễn Thanh Hương (sinh năm 1972) làm người đại diện, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty. Hiện bà Hương còn là đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Nhất Nam và Công ty cổ phần Đầu tư Nhất Nam. Hồi cuối năm 2018, Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Fivimart và chuỗi bán lẻ điện thoại Viễn Thông A thuộc sở hữu của doanh nghiệp này.

Hiện nay, từ một thị trường khá ảm đạm khi chỉ có 3 hãng hàng không tham gia vào. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 5 hãng đi vào hoạt động bao gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vasco Airline. Trong thời gian vừa qua, có 2 hãng khác cũng tuyên bố sẽ khai thác mảng này bao gồm: Vietravel với Vietravel Airlines và Thiên Minh Group với Thien Minh Airlines.

Trong nửa đầu năm 2019, vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 27 triệu hành khách, tăng 7,7%. Năm 2018, 4 hãng hàng không vận chuyển 50,6 triệu khách, tăng 14% so với năm 2017. Tổng khách vận chuyển nội địa là 18,3 triệu khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đây chính là lý do để các hãng hàng không gia nhập vào miếng bánh thị phần béo bở này. 

(Nguồn: ndh.vn)

Truyền thống của nhà Vingroup là ra sản phẩm nào, sản phẩm đó ngay lập tức gây được tiếng vang lớn và lấn át tất cả các đối thủ cạnh tranh còn lại. Tuy nhiên, để bắt đầu với một thị trường đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, dường như Vinpearl Air đang rơi vào hoàn cảnh "Trâu chậm uống nước đục". Chỉ với những chính sách nổi trội, cùng với đó là dịch vụ khác biệt thì mới khiến hãng thu về những thành công. 

Xem thêm: Những hình thức Marketing ngành hàng không đang thịnh hành trong năm 2018

Tạm kết

Trong tương lai, những người được hưởng lợi nhất sẽ là những người tiêu dùng, khi mà có quá nhiều hãng hàng không lập ra. Tất nhiên, Vinpearl Air với nền tảng là Vingroup sẽ có rất nhiều lợi thế, khi sử dụng hệ sinh thái mà tập đoàn hiện có ở nhiều lĩnh vực. Chắc chắn một điều rằng, với kinh nghiệm lâu năm của một ông lớn, Vingroup sẽ không dễ dàng gì thất bại quá sớm và chịu đầu hàng trước những tên tuổi kỳ cựu khác. 

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.