Lập Kế Hoạch Social Media Marketing Cho Doanh Nghiệp Lữ Hành Inbound

09 Thg 10

Bạn đã biết gì về việc lập kế hoạch social media marketing cho doanh nghiệp lữ hành Inbound. Sự phát triển thần kỳ của Internet và mạng xã hội không chỉ làm thay đổi diện mạo mà còn cả cách thức vận hành của ngành du lịch. Đối với các doanh nghiệp lữ hành inbound (đón khách quốc tế đến Việt Nam), việc kết nối với khách hàng tiềm năng và bắt kịp với các xu hướng trên thế giới cần phải được đưa lên hàng đầu nếu không muốn bị tụt hậu.

Nếu bạn đang loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, bài viết dưới đây có thể giúp ích rất nhiều trong việc chọn những nền tảng và công cụ thích hợp cho việc lập kế hoạch social media marketing của doanh nghiệp mình.

Lập Kế Hoạch Social Media Marketing Cho Doanh Nghiệp Lữ Hành Inbound
Lập Kế Hoạch Social Media Marketing Cho Doanh Nghiệp Lữ Hành Inbound (Ảnh: MarketingAI)
>>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng marketing ngành du lịch 2020

Những mạng xã hội quan trọng trong social media marketing của các doanh nghiệp lữ hành inbound

Trừ những website riêng của ngành du lịch cho phép quảng cáo tour như TourRadar, hầu hết những trang mạng xã hội đại chúng không chấp nhận việc này. Nội dung lập kế hoạch social media dùng để đưa lên những trang này cần có giá trị cao, có ích cho người đọc.

Mỗi nền tảng mạng xã hội lại có những ưu nhược điểm khác nhau, việc hiểu rõ bản chất của từng nền tảng cho phép người dùng tối ưu hóa được những tiện ích của chúng trong chiến dịch social media marketing của mình.

Tripadvisor

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp mà kinh doanh online chiếm tỷ trọng lớn, review (đặc biệt là review xấu) trên Tripadvisor có thể mang tính quyết định sống còn.

Cải thiện thứ hạng trên Tripadvisor

Các công ty du lịch thường sử dụng lập kế hoạch social media một lúc nhiều phương pháp để tăng thứ hạng trên Tripadvisor, có tích cực và cũng có tiêu cực:

  • Cài đặt widget của Tripadvisor vào website.
  • Xin hỏi review từ khách hàng bằng cách chăm sóc và bồi dưỡng quan hệ với khách hàng thật tốt, gửi email cảm ơn…
  • Trao đổi review với bạn bè, các đối tác và nhà cung cấp. Nhiều doanh nghiệp chọn cách trao đổi review với các người dùng khác trên các nhóm, hội. Phương pháp này không phải là không có rủi ro vì có thể bạn sẽ gặp phải các ‘inspectators’ của Tripadvisor.
  • Tự nuôi tài khoản (dùng fake IP). Phương pháp này thường mất nhiều thời gian và công sức, rủi ro cũng khá lớn do Tripadvisor có quy định về review rất nghiêm ngặt.
  • Mua review. Phương pháp này đắt đỏ mà chưa chắc đã có hiệu quả vì việc review lên hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: Thời gian giữa các review, tài khoản đó đã review quá nhiều dẫn đến việc Tripadvisor nghi ngờ độ tin cậy và gỡ review - đến lúc đó tiền mất tật mang…

Cách remove reviews xấu về công ty

Lập Kế Hoạch Social Media Marketing Cho Doanh Nghiệp Lữ Hành Inbound

Ngoài người viết review và bản thân Tripadvisor ra thì công ty không có quyền xóa review về mình trên forum. Review xấu có hai loại, tùy từng trường hợp mà chúng ta có cách xử trí khác nhau:

  1. Do khách hàng không hài lòng với dịch vụ của công ty: Việc không phản hồi review của khách hàng một cách công khai có thể khiến người ta nghĩ công ty bạn không quan tâm đến cảm nhận của khách hàng. Nhưng cách tốt nhất trong trường hợp này là liên lạc trực tiếp với khách hàng trước để giải quyết triệt để vấn đề. Hình thức liên lạc có thể qua inbox, email, hoặc tốt nhất là điện thoại. Điều bạn cần làm lúc này là lắng nghe những bức xúc của khách hàng với một thái độ chân thành nhất, thẳng thắn nhận lỗi và sẵn sàng sửa sai. Đưa ra những giải pháp có lợi nhất cho khách hàng và thuyết phục họ sửa review.
  2. Do đối thủ cạnh tranh chơi xấu: Đối với trường hợp này thì thương lượng sẽ không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta chứng minh việc vi phạm nguyên tắc cộng đồng của Tripadvisor của người đi review bằng việc gắn cờ (ở góc phải phía dưới comment) và giải thích rõ ràng cho Tripadvisor.

Quora

Vì sao Quora là một kênh marketing tuyệt vời?

Với con số 190 triệu người dùng hàng tháng (theo DMR), bỏ qua Quora là một thiếu sót cực kỳ lớn đối với việc lập kế hoạch social media cho các doanh nghiệp lữ hành inbound. Là một nền tảng hỏi đáp, nội dung trên Quora hướng tới mục đích giúp đỡ, kết nối người dùng và xây dựng thương hiệu cá nhân. Bạn có thể vừa khéo léo chèn link để đẩy traffic về website, vừa thể hiện bản thân một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Khác với rất nhiều kênh social media marketing khác mang tính quảng cáo và thương mại, trên Quora, người ta hỏi khi thực sự muốn tìm câu trả lời và người trả lời luôn mong muốn câu trả lời của mình có thể giải quyết được vấn đề của người hỏi. Độ dài và chất lượng câu trả lời trên Quora có thể sánh ngang với độ dài và chất lượng của một blog post. Ngoài ra, Quora còn giới thiệu những chủ đề đang trendy trong newsletter, giúp cho câu trả lời của bạn đến được với nhiều người đọc hơn.

Instagram

Vì sao doanh nghiệp nào cũng cần có Instagram ?

800 triệu người dùng trong một tháng và 500 triệu người dùng hoạt động hàng ngày đủ để cho thấy thị trường trên Instagram khổng lồ như thế nào. Theo smartbirdsocial, hình ảnh gây hứng thú hơn 650% so với nội dung bằng chữ. Do vậy Instagram và Pinterest là hai nền tảng mạng xã hội không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn lập kế hoạch social media marketing.

Instagram chú trọng vào nội dung, mỗi hình ảnh phải thể hiện được một câu chuyện, cá nhân hóa hình ảnh của doanh nghiệp. Người dùng không thể đặt link lên từng ảnh, thay vào đó, họ có thể đặt được duy nhất một link trên trang chủ. Để quảng bá nội dung của mình đến với nhiều người đọc hơn một cách miễn phí, ngoài nội dung hấp dẫn, doanh nghiệp có thể:

  • Sử dụng nhiều hashtags có liên quan trong caption và comment đầu tiên (có thể sử dụng tối đa số lượng hashtags cho phép của Instagram).
  • Mỗi lĩnh vực sẽ có các ‘feature account’ cho phép người dùng chia sẻ ảnh lên tài khoản chung đó. Research thông tin những tài khoản như thế về du lịch, bao gồm cả ID và hashtag (để admin có thể tìm thấy ảnh của mình.
  • Sử dụng tính năng vị trí của Instagram.
>> Có thể bạn quan tâm: Khái niệm social media

Pinterest

Tương tự như Instagram, Pinterest là một kênh chia sẻ hình ảnh. Nhưng khác với Instagram, mỗi pin đóng vai trò là một backlink, trỏ về website, nên Pinterest không những có ý nghĩa lớn trong chiến dịch  lập kế hoạch social media marketing của doanh nghiệp, mà còn có tác dụng cải thiện SEO. Instagram định hướng tới con người và những trải nghiệm mang tính cá nhân, Pinterest tập trung vào một nội dung hoặc sản phẩm nhất định của mình và của các người dùng khác. Người dùng Pinterest có thể post từ nhiều pin trong một ngày mà không bị nghi ngờ là spam như Facebook.

Lập Kế Hoạch Social Media Marketing Cho Doanh Nghiệp Lữ Hành Inbound
Lập kế hoạch social media mạng xã hội (Ảnh: Internet)

Làm sao để lôi kéo được nhiều người dùng hơn khi dùng Pinterest?

  • Sử dụng keywords có liên quan.
  • Tham gia vào các group boards. Có thể dùng các công cụ tương tự như PinGroupie. Thường thì các admin sẽ đưa ra quy định về việc tham gia nhóm cũng như post bài trong description.

Medium

Medium là một trang chia sẻ thông tin lớn với 60 triệu người dùng hàng tháng (2017).

"95% độc giả của Medium đã tốt nghiệp đại học, 43% trong số đó có thu nhập sáu chữ số trở lên. Độc giả từ 18-34 tuổi chiếm đến một nửa và 70% trong số đó dưới 50 tuổi" - Theo một nghiên cứu của Aaron Taube trên nativeadvertising.com năm 2015.

Từ nghiên cứu này chúng ta rút ra được điều gì? Độc giả của Medium là những người trẻ, có học vấn. Những người này đánh giá cao những vấn đề văn hóa, lĩnh vực chuyên sâu, những nội dung có ‘insight’, hơn là những bài viết đơn thuần về địa danh nào đó. Post bài trên Medium cũng tương tự như một blog post bình thường, với keywords và các phương pháp SEO on-page. Với DA là 94, việc bài viết trên medium được xếp hạng cao sẽ giúp ích rất nhiều không chỉ về brand awareness mà cả chiến lược lập kế hoạch social media và SEO của doanh nghiệp.

Các công cụ schedule posts hiệu quả nhất

Điều quan trọng nhất khi schedule posts là phải nắm được thời gian post bài tốt nhất (theo vị trí địa lý của khách hàng mục tiêu) cho từng kênh.

  1. Buffer: Buffer là một dạng công cụ dùng để schedule posts, bản miễn phí chỉ cho phép schedule tối đa 10 posts cho một kênh social. Công cụ này tích hợp Twitter, Facebook, LinkedIn, Google+, Pinterest và Instagram, thường được các startups và marketers sử dụng.
  2. Hootsuite: Các tính năng cao cấp của Hootsuite thường được những doanh nghiệp lớn ưa chuộng. Ngoài việc hỗ trợ những nền tảng trên, Hootsuite còn tích hợp thêm YouTube, WordPress, Flickr, Tumblr và rất nhiều các kênh khác. Hootsuite còn được dùng để ‘curate’ (biên tập và chọn lọc) nội dung và keywords, tương tự như Scoop.it hay Stumbleupon.com...
  3. Recurpost: Recurpost là công cụ hữu ích, cho phép tự động post lại nội dung (không phải tin tức) nhiều lần trên các mạng xã hội trong một thời gian nhất định
  4. eClincher: eClincher là một công cụ quản lý mạng xã hội, đặc biệt, ứng dụng này còn cho phép schedule và publish các post trên Instagram trực tiếp.
>>> Tham khảo thêm: 7 bước lập kế hoạch marketing hiệu quả Kết luận Lập kế hoạch social media marketing thông minh cần vừa đảm bảo tiếp cận được tối đa khách hàng tiềm năng, vừa không được dàn trải làm lãng phí tài nguyên. Qua bài viết trên đây, hi vọng các doanh nghiệp lữ hành inbound sẽ có thêm nhiều kiến thức trong việc lập kế hoạch social media marketing sao cho hiệu quả nhất. Chúc các doanh nghiệp lữ hành inbound thành công. Xem thêm:

Yến Thương - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.