[Phần 1] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

26 Thg 02

Đối với nhiều người, URL chỉ là đơn giản là những địa chỉ để truy cập vào một trang web và thường bị đánh giá thấp về mức độ quan trọng so với các yếu tố tiêu đề hay thẻ heading. Nhưng URL là một công cụ mạnh mẽ để đạt được thành công trong SEO. Cùng MarketingAI tìm hiểu xem Google nghĩ gì về cách URL được tạo và các nguyên tắc SEO cấu trúc URL để mang lại hiệu quả cho thương hiệu của bạn trong bài viết dưới đây.

Từ khoá trong URL có được sử dụng để xếp hạng không?

Không có câu trả lời rõ ràng về việc liệu các từ khóa trong URL có được sử dụng để xếp hạng hay không. Một số lý do dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.

2010: Tiếp cận từ khóa trong URL từ góc độ của người dùng

Năm 2010, Matt Cutts - kỹ sư phần mềm của Google đã xuất bản một video thảo luận về các từ khóa trong path name (tên đường dẫn) so với các từ khóa trong filename (tên tệp).

  • Tên đường dẫn là:

/tools/wood/drills.html

  • Filename có nhiều gạch nối là:

/tools-wood-drills.html

Cutts khuyến nghị nên tiếp cận vấn đề từ điểm mà người dùng có thể thích.

Ông cho biết, phiên bản có nhiều dấu gạch nối tạo cảm giác spam nhiều hơn đối với người dùng.

Tuy nhiên, Cutts cũng khẳng định rằng điều này không có nghĩa là việc sử dụng nhiều dấu gạch nối sẽ bị phạt, nhưng nó có thể làm giảm gấp đôi lượt tiếp cận nếu xem xét từ góc độ người dùng. Người dùng thường không thích một filename dài và chứa đầy dấu gạch ngang, do đó, cơ hội để họ nhấp vào một URL như vậy là rất thấp.

Trong video này, Cutts không đề cập đến khía cạnh yếu tố xếp hạng.

Có thể điều Cutts muốn nhấn mạnh chính là phần trải nghiệm người dùng (chẳng hạn như những gì mọi người sẽ nhấp vào trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm) quan trọng hơn bất kỳ lợi ích nào liên quan đến yếu tố xếp hạng, .

2011: Từ khóa trong tên miền là yếu tố xếp hạng

Vào năm 2011, trong một video có đề cập đến các từ khóa trong tên miền, Cutts nói rằng Google đang suy nghĩ về việc giảm ảnh hưởng của các từ khóa trong tên miền.

Giống như từ khóa trong URL, từ khóa trong tên miền cũng là một yếu tố xếp hạng. Nhưng chúng đã bị đánh giá thấp về mức độ quan trọng.

Matt Cutts đã giảm nhẹ vai trò yếu tố xếp hạng của những từ khóa này để ủng hộ các yếu tố khác liên quan đến trải nghiệm người dùng và tiếp thị, điều này tương tự như cách Cutts hạ thấp vai trò của các từ khóa trong URL.

2016: Google cho biết Từ khóa là yếu tố xếp hạng rất nhỏ

Trong buổi Webmaster Central hangout vào tháng 1 năm 2016, John Mueller - Search Advocate tại Google trên thực tế đã thừa nhận rằng các từ khóa trong URL là một yếu tố xếp hạng.

Tuy nhiên, ông đánh giá không cao tầm quan trọng của yếu tố này so với những yếu tố xếp hạng khác khi mô tả ảnh hưởng của nó là “rất nhỏ”.

“Tôi tin rằng đó là một yếu tố xếp hạng rất nhỏ, nó thậm chí không đáng để bạn nỗ lực tái cấu trúc trang web của mình chỉ để có thể đưa từ khóa vào URL”.

Và điều này phù hợp với những gì Cutts đã nói suốt rằng có những khu vực khác của trang web quan trọng hơn mà bạn cần tập trung vào.

2017: Từ khóa trong URL đang bị đánh giá quá cao

Năm 2017, Mueller tiếp tục giảm nhẹ tầm quan trọng của các từ khóa trong URL như một yếu tố xếp hạng khi cho rằng chúng đang bị đánh giá quá cao.

2018: Không cần lo lắng về các từ khóa trong URL

Gần đây, vào năm 2018, Mueller tiếp tục đánh giá thấp vai trò của các từ khóa trong URL như một yếu tố xếp hạng, khi nói rằng chúng thậm chí còn không được người dùng nhìn thấy (có lẽ Muller đang tham chiếu đến các URL ẩn trong Google SERPs)

Từ khóa trong URL có thể là một yếu tố xếp hạng nhưng xét từ các tuyên bố của Google thì đó chỉ là một yếu tố rất nhỏ.

Có ý kiến cho rằng, nếu người dùng truy cập vào trang web của bạn chỉ bằng liên kết, thì ít nhất Google sẽ sử dụng các từ khóa trong URL dưới dạng anchor text (văn bản neo), điều này sẽ giúp trang web đó xếp hạng tốt hơn cho anchor text đó.

Naked URL hay còn gọi là link trần (liên kết trần) là thuật ngữ để chỉ một siêu liên kết hiển thị URL đầy đủ chứ không phải văn bản khác. Liên kết này được gọi là “naked” vì nó là một liên kết ở dạng URL thay vì ẩn trong một anchor text. Ví dụ, link trần đến trang web MarketingAI sẽ là https://marketingai.admicro.vn/ và liên kết truyền thống có thể là MarketingAI (được gắn link). Mặc dù cả hai liên kết đều dẫn đến cùng một nơi, nhưng liên kết trần chỉ hiển thị URL đầy đủ.

  • Link trần:

https://marketingai.admicro.vn/

  • URL trong một văn bản neo:

Bấm vào đây!

Về cách Google xử lý một liên kết trần không có anchor text, Muller cho biết:

“... Trong những tình huống đó, chúng tôi coi URL đó như một anchor text. Theo những gì tôi hiểu, hệ thống của chúng tôi cố gắng nhận ra điều này, chúng tôi coi đây là một URL được liên kết nhưng không thể thực sự sử dụng anchor text đó cho bất kỳ điều gì cụ thể.

Vì vậy, theo quan điểm đó, liên kết trần là một liên kết bình thường và không có bất kỳ bối cảnh nào trong những liên kết trần đó.”

Từ khóa trong URL có thể tăng số nhấp chuột từ SERPs không?

Trước đây, có ý kiến cho rằng sử dụng từ khóa trong URL sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp (CTR) cao hơn từ các trang kết quả tìm kiếm (SERP). Điều này có thể đúng trong quá khứ.

Nhưng hiện tại điều đó ít đúng hơn, đặc biệt đối với các trang web sử dụng dữ liệu có cấu trúc điều hướng breadcrumb hoặc điều hướng breadcrumb.

Thay vào đó, Google sẽ sử dụng tên danh mục trong kết quả tìm kiếm cho các trang web có điều hướng breadcrumb hoặc dữ liệu có cấu trúc breadcrumb.

Các từ khóa trong URL không hiển thị.

Đối với các trang web không sử dụng điều hướng breadcrumb hoặc dữ liệu có cấu trúc breadcrumb, Google sẽ hiển thị các URL có từ khóa trong đó.

Nhưng Google sẽ không làm nổi bật các từ khóa đó trong URL.

Từ khoá trong URL có tác dụng gì?

Bên cạnh trọng số yếu tố xếp hạng rất nhỏ, có những lợi ích rõ ràng mà các từ khóa trong URL đem lại cho khách truy cập trang web.

Từ khóa trong URL có thể giúp người dùng hiểu nội dung của trang.

Mặc dù những từ khóa đó có thể không phải lúc nào cũng hiển thị trong SERPs, nhưng chúng sẽ hiển thị khi được liên kết dưới dạng naked URL.

  • Ví dụ về naked URL:

https: www.example.com/widgets/best-widgets

Hãy luôn tạo cấu trúc URL tối ưu hóa và thân thiện với người dùng vì Google luôn ưu tiên hiển thị các trang hữu ích cho người dùng.

Điều này sẽ phù hợp với các loại trang web mà Google muốn xếp hạng.

Tạm kết

Trên đây là những câu hỏi thường gặp về các yếu tố trong cấu trúc URL và vai trò của chúng đối với SEO. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách tối ưu hóa cấu trúc URL thân thiện chuẩn SEO đơn giản và hiệu quả nhất.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo searchenginejournal

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.